Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK thăng long (Trang 61 - 69)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TYCỔ

2.2.2. Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

2.2.2.1. Nguồn tài trợ VLĐ

Căn cứ cào thời gian huy động và sử dụng vốn,có thể chia nguồn VLĐcủa Công ty ra làm hai loại: VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.

Nguồn VLĐ thường xuyên:

Nguồn VLĐ thường xuyên bao gồm nguồn VCSH, nợ dài hạn sau khi đã tài trợ cho TSDH. Sự biến động của cơ cấu Nguồn VLĐ thường xuyên được phản ánh qua Bảng 2.6:

Nhìn vào Bảng 2.6(trang bên), VCSH là 26.946 triệu đồng tăng 2.470 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10.09%, đó là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; còn Nợ dài hạn là 500 triệu đồng giảm so với đầu năm 20 triệu đồng với tỷ lệ giảm 3.86% là vì Cơng ty đã chú trọng hơn tới việc đảm bảo tự chủ tài chính cho doanh nghiệp mặc dù cơng ty đã có hệ số tự chủ tài chính tương đối cao so với các cơng ty khác trong ngành. Bên cạnh đó, TSDH cuối năm 2015 là 24.830 triệu đồng cũng có sự tăng thêm 3.758 triệu đồng với tỷ lệ tăng 17.84% chủ yếu là do tăng nguyên giá tài sản và phải thu dài hạn khác.

Tuy Nợ phải trả tăng và TSDH tăng, nhưng vì giá trị tăng thêm của TSDH lớn hơn giá trị tăng thêm của VCSH cộng với Nợ dài hạn nên Nguồn VLĐ thường xuyên của Công ty đã giảm đi là 1.307 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 33.33%.

Nguồn VLĐ tạm thời gồm các khoản mục nằm trong Nợ ngắn hạn của Cơng ty :

Nhìn vào Bảng 2.7 (trang bên) ta thấy:

Nguồn VLĐ tạm thời cuối năm 2015 là 6.475 triệu đồng tăng 906 triệu đồng so với đầu năm 2015 (tỷ lệ tăng 16.28%). Để hiểu rõ hơn nguyên nhân, ta xem xét cụ thể từng khoản mục của Nợ ngắn hạn:

- Khoản mục Phải trả người bán có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu Nợ ngắn hạn ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2015 (đầu năm 2015 là 84.94%; cuối năm 2015 là 78.43%). Bên cạnh đó, trong năm 2015, khoản mục Phải trả người bán là 4.367 triệu đồng (tăng 1.132 triệu đồng với tỷ lệ tăng 25.92%).Việc Phải trả người bán chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu Nợ ngắn hạn là hồn tồn phù hợp vì Cơng ty đã chiếm dụng vốn của người bán khi chưa đến hạn phải trả. Tuy nhiên Công ty cũng cần lưu ý tránh mất khả năng thanh tốn ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty.

BẢNG 2.6

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2015

Đơn vị tính: VNĐ

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2015 Đầu năm 2015 Chênh lệch

Số tiền (Đồng) Số tiền (Đồng) Số tiền (Đồng) Tỷ lệ(%)

1 Vốn chủ sở hữu 26.946.223.827 24.475.602.058 2.470.621.769 10.09

* Vốn đầu tư của chủ sở hữu 22.000.000.000 22.000.000.000 0 0

* Lợi nhuận chưa phân phối 4.946.223.827 2.475.602.058 2.470.621.769 99.8

2 Nợ dài hạn 500.000.000 520.100.000 -20.100.000 -3.86

* Vay và nợ dài hạn 500.000.000 520.100.000 -20.100.000 -3.86

3 Tài sản dài hạn 24.830.450.000 21.072.184.537 3.758.265.463 17.84

4 Nguồn VLĐ thường xuyên 2.615.773.827 3.923.517.521 -1,307,743,694 -33.33

(4) = (1) + (2) - (3)

Số tiền chiếm dụng do người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng tương đối (đầu năm 2015 là 13.13%; cuối năm 2015 là 18.86%) và giảm trong năm 2015 (giảm 200 triệu đồng). Đây là khoản chiếm dụng có lợi cho Cơng ty do khơng phải chịu lãi suất như đi vay ngân hàng hoặc phải trả giá cao hơn khi chiếm dụng vốn của người bán. Với đặc thù là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như CK Thăng Long thì khả năng tận dụng các khoản tiền đặt cọc của một số lượng lớn các hợp đồng trong năm là khơng hề nhỏ. Vì vậy bên cạnh việc phải duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng của mình, Cơng ty cũng nên có sự thỏa thuận nhất định để yêu cầu một khoản ứng trước hợp lý từ khách hàng khi nhận hợp đồng thi cơng cơng trình, có thể thuyết phục khách hàng bằng cách ưu tiên xây dựng trước nếu tỷ lệ đặt cọc cao hoặc có giảm giá chiết khấu… Điều này càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện Cơng ty ln phải bỏ ra lượng tiền ứng trước không nhỏ cho số nguyên vật liệu hoặc buộc phải đi vay số lượng lớn vốn ngân hàng như trên.

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ TẠM THỜI NĂM 2015 (Nguồn Báo cáo tài chính cơng ty cổ phần CK Thăng Long năm 2015)

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2015 Đầu năm 2015 Chênh lệch

Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Nợ ngắn hạn (Nguồn VLĐ tạm thời) 6,475,000,000 5,568,681,489 906,318,511 16.28 1 Phải trả người bán 5.500.000.000 84.94 4.367.791.489 78.43 1.132.208.511 6.51 25.92

2 Người mua trả tiền

trước 850.000.000 13.13 1.050.000.000 18.86 -200.000.000 -5.73 -19.05

Qua việc phân tích cùng với số liệu có được từ Bảng 2.7 ta có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài trợ VLĐ của Cơng ty.

Nhìn chung Cơng ty ln đảm bảo được ngun tắc cân bằng tài chính: đó là một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên qua hai thời điểm đầu và cuối năm 2015, tình hình tài trợ của TSLĐ cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng Nguồn VLĐ thường xuyên giảm từ 41.33% xuống

28.77%,giá trị giảm đi là 1.307 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 33.33%.. Đối với

Nguồn VLĐ tạm thời, tương ứng với sự thay đổi về tỷ trọng của Nguồn VLĐ thường xuyên, tỷ trọng Nguồn VLĐ tạm thời tăng từ 58.67% lên 71.23% giá trị cũng tăng lên 906 triệu đồng, tỷ lệ tăng 16.28%.

Như vậy, VLĐ của Công ty vẫn được đảm bảo bằng phần lớn nguồn vốn lưu động tạm thời (chiếm 71.23% tại cuối năm 2015) xu hướng tài trợ theo hướng nguồn vốn dài hạn giảm đi và nguồn vốn ngắn hạn tăng lên. Đây là một mơ hình tài trợ phù hợp với nguyên tắc cân bằng tài chính mang lại sự ổn định và an toàn. Mặc dù vậy, do lượng vốn vay được sử dụng lớn nên nếu thị trường tiền tệ có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý VLĐ của Cơng ty. Vì vậy cần phải có kế hoạch đảm bảo thanh toán kịp thời, đầy đủ các khoản nợ, tránh tình trạng mất khả năng thanh tốn các khoản.

2.2.2.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Để đánh giá được công tác quản trị VLĐ, ta cần xem xét tới tính hợp lý trong việc phân bổ VLĐ của doanh nghiệp.

Phân bổ VLĐ một cách hợp lý sẽ đảm bảo cho hiệu quả về sử dụng từng thành phần vốn đạt hiệu suất cao nhất, qua đó nâng cao được việc sử dụng VLĐ nói riêng và VKD nói chung của doanh nghiệp. Tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của Cơng ty Cổ phần CK Thăng Long được thể hiện qua Bảng 2.8:

Ta thấy: Tổng VLĐ của Công ty tại thời điểm cuối năm 2015 là 17.838 triệu đồng, giảm 3.259 triệu đồng so với đầu năm 2015, tương ứng với tỷ lệ giảm 15.45%. Sự giảm VLĐ này chủ yếu là do giảm khoản mục tiền và tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn. Để xem xét sự gia tăng này có thực sự hợp lý hay khơng ta đi vào xem xét các khoản cụ thể:

- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn lưu động là khoản mục Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho đầu năm 2015 là 13.011 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72.94% và đến cuối năm 2015 Hàng tồn kho giảm xuống còn 10.972 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61.51%. Như vậy, Hàng tồn kho đã giảm xuống 2.039 triệu đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 11.43% (mà chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang giảm). Bắt nguồn từ nguyên nhân là do đến cuối năm một số cơng trình xây dựng đưa vào hồn thiện nên chi phí sản xuất dở dang giảm. - Chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu VLĐ của Công ty là khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn. Đầu năm 2015, giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn là 4.924 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27.6% tổng VLĐ, đến cuối năm 2015 giá trị Các khoản phải thu ngắn hạn là 4.106 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23.02%(với số giảm tuyệt đối là 818 triệuđồng, tương ứng tỷ lệ giảm 4.58%).Nguyên nhân dẫn đến sự giảm đi của Các khoản phải thu ngắn hạn là: trong năm 2015, các khoản phải thu khác hàng, trả trước cho người bán phải thu ngắn hạn khác giảm. Điều này dẫn đến rủi ro gia tăng nợ quá hạn khó địi hoặc khơng thu được nợ do khách hàng khơng có khả năng thanh tốn hoặc vỡ nợ, gây mất vốn cho Công ty.

- Khoản mục TSNH khác là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cả 2 thời điểm cuối năm và đầu năm 2015(đầu năm chiếm tỷ trọng 0.84% và cuốinăm chiếm tỷ trọng 2.58% ), tuy nhiên trong năm 2015 khoản mục này tăng 311 triệu tương ứng với tỷ lệ là 208.74%.

CƠ CẤU VLĐ CỦA CƠNG TY NĂM 2015 (Nguồn Báo cáo tài chính cơng ty cổ phần năm 2015)

ST

T Chỉ tiêu

Cuối năm 2015 Đầu năm 2015 Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (đồng) trọngTỷ (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%)

I Tiền và tương đương tiền 2,760,129,339 15.47 3,162,696,291 17.73 -402,566,952 -2.26 -12.73

1 Tiền mặt 1,255,336,334 45.48 1,726,913,815 54.6 (471,577,481) -9.1 -27.31

2 Tiền gửi ngân hàng 1,504,793,005 54.52 1,435,782,476 45.4 69,010,529 9.12 4.81

II Các khoản phải thu ngắn

hạn 4,106,104,824 23.02 4,924,279,350 27.6 -818,174,526 -4.58 -16.62

1 Phải thu khách hàng 1,500,000,100 36.53 1,500,602,600 30.47 -602,500 6.06 -0.04

2 Trả trước cho người bán 1,518,562,650 36.98 1,519,572,750 30.86 -1,010,100 6.12 -0.07

3 Các khoản phải thu khác 1,087,542,074 26.49 1,904,104,000 38.67 -816,561,926 -12.18 -42.88

III Hàng tồn kho 10,972,338,987 61.51 13,011,254,991 72.94 - 2,038,916,004 -11.43 -15.67

1 Nguyên vật liệu 210829311 1.92 97,355,500 0.75 113,473,811 1.17 116.56

3 Chi phí SX, KDdở dang 667,626,152 6.08 787,694,500 6.05 - 120,068,348 0.03 -15.24

IV TSNH khác 460,987,000 2.58 149,313,369 0.84 311,673,631 1.74 208.74

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK thăng long (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)