- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:
1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vớn của doanh nghiệp gờm có:
* Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Việc xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt bấy nhiêu.
* Việc sử dụng vốn
Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt nhiều trong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, không tận dụng được các phế phẩm, phế liệu loại ra. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp.
* Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp
Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết định bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở
đâu và với mức giá nào để cịn có phương án huy động các ng̀n lực hợp lý, nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa. Các phương án được lựa chọn phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy, sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệu quả kinh tế cao và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vớn của doanh nghiệp.
*Trình đợ các nhà quản lý của doanh nghiệp
Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Phải kiểm tra các sớ liệu kế tốn một cách thận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồn thu, chi của doanh nghiệp phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ…có như vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng vớn của doanh nghiệp.
* Trình đợ nguồn nhân lực
Trình độ và kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng trưc tiếp đến quá trình SXKD cũng như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Hơn thế nữa, trình độ quản lý của DN cũng là một yếu tớ sớng cịn tác động mạnh mẽ đến việc quản trị VLĐ của DN. Các nhà quản lý chính là những người đưa ra các quyết định, chính sách và các chiến lược cho DN. VLĐ của DN cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn của quá trình SXKD, vì vậy nếu công tác quản lý kém cũng đồng nghĩa với việc dẫn đến tình trạng lãng phí, sử dụng không hiệu quả VLĐ.
* Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh
Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những đặc thù riêng dẫn đến nhu cầu về VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau. Có những ngành nghề sản xuất mang tính chất thời vụ nên DN cần căn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hình thực tế để từ đó có những biện pháp quản trị VLĐ tớt hơn.
Trên thị trường, mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh. Do vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ảnh hưởng lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, nhu cầu về vốn lưu động của cơng ty cao do đó quản trị vớn lưu động của doanh nghiệp cần quan tâm chú ý nhiều hơn.