Những hạn chế còn tồn tại.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần in hà nội (Trang 81 - 83)

II. Hệ số nợ

2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại.

-Về công tác tổ chức đảm bảo vốn lưu động: Nguồn vốn lưu động

thường xuyên tuy đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động nhưng nguồn vốn lưu động thường xuyên quá cao, gấp 5,6 lần nhu cầu, có khả năng gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.

- Về công tác quản trị vốn bằng tiền: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty đều giảm và ở mức thấp hơn so với chỉ tiêu ngành. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của cơng ty là do: trong năm công ty huy động thêm nhiều khoản vay ngắn hạn vì vay ngắn hạn trong thời gian này dễ tiếp cận hơn các khoản vay dài hạn Công ty giữ nhiều tiền mặt trong khi lượng tiền gửi ngân hàng còn ít làm tăng chi phí quản lý cho công ty mà không thu được lợi nhuận, không đầu tư vào các dự án, sản xuất kinh doanh làm tiền nhàn rỗi không thực hiện được hết chức năng của nó. Bên cạnh đó cơng ty chưa chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, chưa có biện pháp phù hợp để đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt.

- Về công tác quản trị các khoản phải thu:Các khoản phải thu tăng lên

đáng kể cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng. Hiện nay Công ty chưa trích lập dự phịng, điều này có thể gây gián đoạn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nếu việc thu các khoản nợ gặp khó khăn. Hiện nay, trong tình hình kinh tế đầy biến động, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp

ty cần thêm vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng chưa thu hồi được các khoản nợ buộc công ty phải huy động vốn từ bên ngoài dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng.

Công tác quản lý nợ phải thu tại Công ty chưa đi sâu vào phân tích uy tín và năng lực tài chính của khách hàng mua chịu đẫn đến việc Công ty có thể gặp các tởn thất do các khoản nợ khơng có khả năng thu hời.

- Về cơng tác quản trị hàng tồn kho: Công tác quản trị hàng tồn kho được trích lập dự phịng giảm giá hàng tờn kho chưa triệt để. Nếu như khơng tính tốn chính xác giá trị hàng tờn kho, và trích lập dự phịng hợp lý thì sẽ gây ảnh hửơng không tốt đến giá thành sản phẩm. Nền kinh tế đang trong thời kỳ lạm phát việc giảm giá của hàng khó có thể, nhưng kinh tế biến động khơng ngừng khơng có một sự chắc chắn nào về sự tăng hoăc giảm giá của hàng hóa . Hơn nữa, trong thời gian tới với việc áp dụng những chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ sẽ làm giảm giá một sớ hàng hóa trên thị trường. Việc đánh giá lại giá cả hàng hóa và trích lập dự phịng giảm giá hàng tờn kho là thật sự cần thiết.

-Về cơng tác quản lý chi phí: Cơng ty chưa có biện pháp quản lý chi phí hợp lý. Vì vậy, mặc dù tổng doanh thu trong năm 2013 tăng lên rất nhiều so với năm 2012 nhưng lợi nhuận trong năm tăng lên không đáng kể.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần in hà nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)