Đối với hai ngân hàng Nhà nước Lào và Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 91 - 94)

- Chi khấu hao và khấu trừ 214,36 243,70 226,50 29,34 17,

3.3.2. Đối với hai ngân hàng Nhà nước Lào và Việt Nam

- Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng của công tác dự báo: Công tác dự báo là khâu rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM, khi công tác dự báo được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho các NHTM, để từ đó các NHTM có kế hoạch phòng ngừa và đề ra các biện pháp xử lý. Các thông tin dự báo cần tập trung vào các vấn đề như: Thông tin về lạm phát, môi trường kinh doanh, hành vi của người gửi tiền và vay tiền từ đó ảnh hưởng đến cầu và cung thanh khoản... Những trao đảo của các NHTM Trong năm 2008 vừa qua, phần nào cho thấy được công tác dự báo của cả hệ thống ngân hàng Nhà nước của cả Việt Nam và Lào còn nhiều bấp bênh và bất cập. Vì vậy, trong thời gian tới, các NHTM cần phải chú trọng hơn trong công tác dự báo.

- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN:

+ NHNN cần đi trước trong việc thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tập trung đầu tiên vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng, tăng nhanh vòng quay vốn và hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

+ Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường mở, đa dạng hoá các công cụ, chứng chỉ có giá giao dịch tại thị trường mở.

- Tổ chức thực hiện và hoàn thiện thị trường tiền tệ để các NHTM có thị trường phát triển nghiệp vụ đầu tư và tiếp ứng vốn khi cần thiết.

Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để NHNN điều hoà khả năng thanh toán giữa các NHTM, là nơi đáp ứng nhu cầu của các NHTM thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các NHTM thừa vốn. Thị trường tiền tệ bao gồm: Thị trường tín dụng, thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường tín phiếu kho bạc. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên các thị trường này một mặt giúp NHNN quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn mức tín dụng đối với các NHTM, mặt khác tạo điều kiện cho các NHTM tìm được thị trường lý tưởng để phát triển nghiệp vụ đầu tư .

- NHNN cần bổ xung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng.

+ Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn (dưới luật) về hoạt động ngân hàng để các NHTM thực hiện. Các văn bản hướng dẫn vừa không trái luật vừa phải tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong điều kiện cụ thể của nước ta và xu thế phát triển của thời đại.

+ Sửa đổi và hoàn thiện cơ chế thanh toán để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới các cơ chế nghiệp vụ khác. Nghiên cứu cứu để tạo môi trường cho phép sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại.

+ Ban hành những cơ chế quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ của NHTM. Giao quyền cho các NHTM quyết định các loại dịch vụ cần thu phí, mức thu phí của từng loại dịch vụ theo nguyên tắc thương mại. NHNN không nên ban hành biểu phí dịch vụ ngân hàng cho các NHTM cùng áp dụng như hiện nay, vừa không đầy đủ, vừa mất tính cạnh tranh.

- Hai ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các NHTM.

Hiện nay, hai ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, công tác kiểm tra khả năng thanh khoản và phòng chống rủi ro thanh khoản của các NHTM thì vẫn thực hiện chưa được được hiệu quả, việc giám sát còn mang tính từ xa... Vì vậy, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát cần khắc phục những hạn chế đã nêu, mặt khác cần phải tăng cường độ và nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra và giám sát. Có như vậy mới có thể đưa ra được cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong thanh khoản cho các NHTM.

Mặt khác, khi thanh tra, kiểm tra và giám sát nếu phát hiện ra ngân hàng nào sai phạm cần phải xử lý nghiêm làm gương cho các ngân hàng khác. Tránh tình trạng che đầy cho nhau như hiện nay. Nhằm tạo nên một thị trường hoạt động một cách minh bạch và công khai và đảm bảo tính công bằng.

- Hai ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động của thị trường phái sinh, ổn định tỷ giá hối đoái:

Với việc phát triển và biến động mạnh của thị trường tài chính như hiện nay, thì việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như: Giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hợp đồng quyền chọn, hoạt động mua lại... là công cụ lựa chọn hữu hiệu nhất trong việc phòng chống rủi ro thanh khoản nói riêng và các rủi ro nói chung. Tuy nhiên các công cụ tài chính phái sinh này ở Việt Nam và Lào mới còn sơ khai và chưa phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, hai ngân hàng Nhà nước cần có các văn bản pháp quy, hướng dẫn nhằm đưa thị trường này nhanh chóng đi vào hoạt động và phát triển, nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có điều kiện tham gia vào thị trường này, nhằm đáp ứng chu cầu ngày càng tăng của khách hàng, và nâng cao việc phòng ngừa rủi ro cho các NHTM.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w