Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 27 - 30)

b. Tài sản Có:

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mạ

Phân tích hoạt động ngân hàng thông qua các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí, chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu về lợi nhuận, đó là một yêu cầu để nhận ra ưu thế, tìm ra các tồn tại, rủi ro tiềm ẩn để phòng ngừa và phát hiện lợi thế tiềm năng, trên cơ sở đó đánh giá mức độ lành mạnh, vững chắc, an toàn, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát được xác định như sau:

+ Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối = Tổng doanh thu - tổng chiphí (1)

(Tổng lợi nhuận)

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của hiệu quả đạt được

+ Hiệu quả kinh doanh tương đối =

Tổng lợi nhuận Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của các yếu tố bỏ ra, tức là cho biết một đơn vị yếu tố chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tổng thu là kết quả thu được trong kinh doanh của ngân hàng đo bằng chỉ tiêu doanh thu các hoạt động.

Tổng chi là tất cả các chi phí bỏ ra bao gồm chi trả lãi, chi phí lao động, chi phí vốn, chi phí tài sản cố định…

Trên thực tế, các chỉ tiêu hiệu quả được xác định theo công thức tổng quát (2) được sử dụng phổ biến.

- Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh chi tiết của NHTM

Một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả khi đạt được mục tiêu do chính ngân hàng đặt ra sau một thời gian hoạt động nhất định, gồm các chỉ tiêu sau:

+ Thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE: Rturn On Equity)

ROE = Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này còn được gọi tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên vốn. Chỉ tiêu ROE được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả kinh doanh, phản ánh tính lành mạnh về mặt tài chính của ngân hàng. ROE phản ánh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng nên có ý nghĩa quan trọng đối với các cổ đông.

Phản ánh tính hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.

Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn tự có của ngân hàng trong kỳ tạo được mấy đơn vị thu nhập ròng.

+ Thu nhập ròng trên tài sản (ROA: Return On Asset)

ROA = Thu nhập sau thuế Tổng tài sản bình quân

ROA là một thông số chủ yếu phản ánh hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của Hội đồng quản trị trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản còn được gọi là tỷ lệ sinh lời của tài sản. ROA thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt tài sản. trị số ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng cao.

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị tài sản tạo ra được mấy đơn vị thu nhập ròng.

+ Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

NIM =

Thu lãi từ tài khoản cho vay và đầu tư chứng khoán - Chi phí trả lãi tiền gửi và nợ khác

Tổng tài sản

+ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NOM)

Tổng tài sản

+ Chênh lệch lãi suất bình quân

Chênh lệch lãi suất bình quân =

Thu từ lãi

-

Chi phí trả lãi

Tổng tài sản sinh lời Tổng nguồn vốn phải trả lãi Chênh lãi bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng thương mại trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng thể hiện độ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt thể hiện mức chênh lệch lãi suất bình quân. Nếu các nhân tố khác không đổi, buộc người quản trị ngân hàng phải cố gắng tìm ra các nguồn thu phí từ các dịch vụ mới để bù đắp phần lãi suất bị mất.

- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Có bình quân:

Đánh giá 1 đồng tài sản Có mang lại số lợi nhuận là bao nhiêu, hệ số đánh giá hiệu quả tài sản sinh lời.

- Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (L):

L = Lợi nhuận ròng X 100 Tổng thu nhập

Hệ số này phản ánh thực lãi thu được trên mỗi đồng thu nhập, đây là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, vị thế tài chính, khả năng chấp nhận trước những biến động bất lợi như lãi suất, tỷ giá, quy mô hoạt động.

- Chất lượng tín dụng:

Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM. Sử dụng các tiêu thức chủ yếu để đánh giá là:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ này cho thấy, ngân hàng có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.

Tỷ lệ “nợ xấu” = Tổng nợ xấu Tông dư nợ cho vay

Tỷ số này càng thấp thì chứng tỏ ngân hàng càng có ít khả năng mất vốn. Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất và quy mô lớn nhất của các ngân hàng thương mại. Do vậy, đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại cũng phản ánh phần lớn hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng đó. Việc đánh giá chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến việc đánh giá chung về sự tăng trưởng và sự phát triển của các ngân hàng. Nhìn vào chất lượng hoạt động tín dụng có thể thấy là ngân hàng có phát triển bền vững hay không. Khi các tiêu thức để đánh giá chất lượng tín dụng chưa phù hợp thì các ngân hàng sẽ chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao, đặc biệt là các rủi ro tín dụng trung và dài hạn phải sau một thời gian dài mới có thể nhận biết được rủi ro, khi đó nợ sấu tồn đọng nhiều, các biện pháp khắc phục những rủi ro này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 27 - 30)

w