Phát triển và đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 76 - 79)

- Chi khấu hao và khấu trừ 214,36 243,70 226,50 29,34 17,

3.2.1. Phát triển và đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay

Hiện nay, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ chốt và mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Vì vậy, việc mở rộng thị trường, đa dạng hoá các loại hình cho vay là một nguyên tắc quan trọng của việc quản lý ngân hàng, cho phép ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, thực hiện phân tán rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Để phát triển và đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay, thì trong thời gian tới NHLD Lào - Việt cần giải quyết các vấn đề sau:

Củng cố và phát triển thị trường, khách hàng truyền thống

Kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và đầu tư là thị trường và khách hàng truyền thống của hoạt động cho vay của NHLD Lào - Việt. Ngay từ khi mới mới thành lập, ngân hàng đã chú trọng đến nhóm đối tượng đầu tư, công nghiệp, dịch vụ thương mại... là bạn đường của NHLD Lào - Việt. Môi trường đầu tư, công thương nghiệp và thương mại có tiềm năng đầu tư tín dụng rất phong phú, tốc độ phát triển nhanh, song cũng tiềm ẩn những khó khăn và rủi ro. Vấn đề đặt ra là củng cố thị trường như thế nào trong điều kiện

các doanh nghiệp làm ăn chưa thực sự có hiệu quả, sản xuất ra sản phẩm hàng hoá không chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ, uy tín của sản phẩm còn rất hạn chế, tình hình đầu tư tràn lan và kém hiệu quả... Vì vậy, trong thời gian tới NHLD Lào - Việt cần:

- Đa dạng hoá các hình thức tín dụng: Ngoài việc cho vay đầu tư, cho vay trực tiếp để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng nên mở rộng cho vay uỷ thác, cho vay đồng tài trợ với các NHTM hoặc các tổ chức tín dụng khác, các hoạt động phải lấy hiệu quả, an toàn làm gốc.

- Thị trường của NHLD Lào - Việt cho vay những đối tượng như: Các doanh nghiệp đầu tư từ Lào sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Lào, các doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tư nhân cá thể, các doanh nghiệp tư nhân, DNNN, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài... Đây là thị trường cạnh tranh rất sôi động giữa các NHTM trên địa bàn, bởi lẽ cho vay với các món có số tiền lớn, chi phí thấp. Muốn giữ vững và ổn định thị trường cho vay cần có một giải pháp cụ thể như:

+ Lựa chọn khách hàng chiến lược: Lựa chọn những doanh nghiệp hoạt động đầu tư hiệu quả, hay các doanh nghiệp trong những ngành chủ lực của nền kinh tế, tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp mạnh, các DNNN sau khi đã được sắp xếp lại, đồng thời chú trọng đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các thành phần kinh tế có đủ điều kiện vay vốn. Trong lĩnh vực tiêu dùng… Mặt khác, cần theo dõi quản lý chặt chẽ khách hàng để có thể đáp ứng những nhu cầu của khách hàng với khả năng tốt nhất. Việc phân loại khách hàng có thể theo một số tiêu thức như khả năng tạo ra lợi nhuận, theo khu vực địa lý, theo quy mô, theo mô hình hoạt động, sau đó tiến hành thu thập phân tích thông tin khách hàng tìm ra khách hàng tiềm năng, xác định những nhu cầu của khách hàng đồng thời ngăn chặn sự cạnh tranh, lôi kéo của các NHTM khác.

+ Thực hiện quy trình cho vay, bảo lãnh một cách thống nhất trong toàn hệ thống, nhằm đơn giản hoá thủ tục nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về cơ sở pháp lý, mềm dẻo trong giải quyết công việc để đạt chất lượng tín dụng. Tiền vay phải được đảm bảo bằng quan hệ tài sản thế chấp, tín chấp, tài sản thế chấp phải có tính lỏng cao.

+ Cho vay các doanh nghiệp liên doanh vốn đầu tư nước ngoài áp dụng quy chế bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có uy tín. Mặt khác, cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với chính quyền ở hai nước để làm chỗ dựa và tạo sự hỗ trợ vững chắc lâu dài cho việc quản lý vốn tín dụng, cũng như quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo vốn vay trên địa bàn của hai nước.

Nâng cao chất lượng tín dụng

Các giải pháp đưa ra nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, cụ thể:

+ Giải quyết nợ tồn đọng cũ: Đây là vấn đề đang được NHLD Lào - Việt đang tiến hành làm, các khoản nợ tồn đọng bao gồm nợ khoanh cần phải được Nhà nước xử lý dứt điểm, vừa tạo điều kiện cho NHTM trong việc quản lý khách hàng, vừa làm trong sạch bảng cân đối tài khoản

+ Quản lý chất lượng tín dụng đối với các khoản cho vay mới: Hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn mới phát sinh, kiên quyết không để nợ cho vay mới trở thành nợ tồn đọng, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản đầu tư cho vay mới không vượt quá 3% tổng dư nợ.

+ Đổi mới cơ cấu đầu tư cho vay: Tăng tỷ lệ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn để tăng tốc độ luân chuyển vốn.

+ Đa dạng hoá các hoạt động đầu tư vốn nhằm giảm thiểu rủi ro, tập trung đầu tư các dự án có hiệu quả kinh tế.

+ Đánh giá xếp loại khách hàng: Khách hàng đối với ngân hàng vừa là người cung cấp vốn cho hoạt động ngân hàng, vừa là người sử dụng vốn của

ngân hàng thông qua hoạt động cho vay, thông qua đánh giá và xếp loại, nhất là đối với khách hàng vay vốn giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro về đạo đức, tiết kiệm chi phí thẩm định cho vay đối với khách hàng vay vốn thường xuyên và có uy tín.

+ Ngoài việc tập trung phân tích, phân loại các doanh nghiệp đầu tư, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lượng khách hàng chiếm đa số trong tổng số khách hàng có nợ quá hạn. Chính vì vậy, việc xây dựng và thẩm định dự án đối với thành phần kinh tế này có vai trò quan trọng, nên phải thận trọng và cẩn thận trong việc tổ chức và thực hiện. Mặt khác, cho vay hộ sản xuất và việc thế chấp tài sản còn nhiều khó khăn cho nên tín dụng ngoài quốc doanh đang thực hiện theo kiểu vừa làm vừa điều chỉnh. Do vậy, việc xây dựng và thẩm định các dự án phải thực hiện thật cụ thể cho từng dự án của hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân vay vốn, lấy hiệu quả làm gốc không chỉ lấy tài sản thế chấp làm cơ sở quyết định vốn đầu tư.

+ Xây dựng hệ thống thông tin, tìm hiểu rõ hoạt động của khách hàng, kể cả khách hàng tư nhân vay vốn, để kịp thời xử lý thu hồi vốn trước khi khách hàng có vấn đề.

+ Nâng cao vai trò, chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w