Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của ngân hàng liên doanh Lào Việt

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 36 - 43)

b. Tài sản Có:

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của ngân hàng liên doanh Lào Việt

hướng kinh doanh đa năng, tổng hợp, với hệ thống công nghệ hiện đại, phương thức giao dịch một cửa, với phương châm phục của ngân hàng là: Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của ngân hàng liên doanh Lào - Việt Lào - Việt

Tổ chức bộ máy của ngân hàng liên doanh Lào - Việt

Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Sở giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch đã thay đổi căn bản về cơ cấu nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và hoàn thiện dịch vụ khách hàng. Việc tái cơ cấu tổ chức đã tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho ngân hàng liên doanh Lào - Việt nâng cao được chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nâng cao khả năng hạn chế rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng. Do vậy, tổ chức bộ máy của ngân hàng là một yêu cầu rất quan trọng để không chỉ đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, tuân thủ pháp luật mà thông qua cung ứng tín dụng, dịch vụ và các tiện ích khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia, góp phần vun đắp tình hữu nghị truyền thống, hợp tác vốn có.

Mặt khác, ngân hàng liên doanh Lào - Việt luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ ngân hàng, đổi mới phong cách làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng chính sách khách hàng và đã không ngừng đổi mới, cải tiến bộ máy quản lý, phong cách làm việc. Vì vậy,

đã làm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, và chính nguồn lực này là tài sản quý cho sự phát triển của ngân hàng liên doanh Lào - Việt trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ chức của ngân hàng liên doanh Lào - Việt được bố trí theo sơ đồ 2.1:

Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban trong ngân hàng liên doanh Lào - Việt

(a). Hội đồng quản trị

Hội đồng quan trị là cơ quan quyền lực cao nhất trong ngân hàng liên doanh Lào - Việt, đây là bộ phận quản lý cấp cao trong mọi hoạt động của ngân hàng, hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu là:

- Quyết định chính sách, chiến lực phát triển ngân hàng.

- Lập kế hoạch hoạt động (kinh doanh, tài chính, chi phí, lợi nhuận, chia cổ tức...) dài hạn và hàng năm cho hoạt động của ngân hàng.

- Thông qua chính sách huy động vốn, tài chính tín dụng của ngân hàng. - Quyết định các vấn đề về nhân sự của ngân hàng.

- Quyết định mô hình tổ chức, mạng lưới, quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Quyết định các lĩnh vực kinh doanh mới (ngoài các dịch vụ truyền thống) của ngân hàng.

- Duyệt báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng và kiến nghị các bên liên quan đến nguồn vốn dự trữ và chi trả cổ tức.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng liên doanh Lào - Việt Hội đồng Quản trị Quản trị Ban Tổng giám đốc Ban Tổng giám đốc Chi nhánh tại Viêng Chăn Chi nhánh tại

Viêng Chăn ChampasakChi nhánh Chi nhánh

Champasak Chi nhánh Hà Chi nhánh Hà Nội Nội

Chi nhánh tại Hồ Chí Minh Chi nhánh tại Hồ Chí Minh Hội sở chính tại Vientiane Hội sở chính tại Vientiane Phòng thanh toán quốc tế Phòng thanh toán quốc tế Phòng giao dịch chợ sáng Phòng giao dịch chợ sáng Văn phòng Văn phòng Phòng nghiệp vụ bán lẻ Phòng nghiệp vụ bán lẻ Phòng kế toán, Điện toán Phòng kế toán,

Điện toán Phòng kiểm Phòng kiểm soátsoát Phòng kinh doanh

- Quyết định thế chấp hoặc đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng.

- Quyết định các vấn đề đòi hỏi phải thông qua biểu quyết của hội đồng quản trị, theo quy định của hội đồng, theo luật pháp của nước CHDCND Lào.

- Tiến hành kiểm tra và điều chỉnh những sai sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng...

(b). Ban Tổng Giám đốc

Nhiệm vụ và quyền hạn của ban Tổng giám đốc trong ngân hàng liên doanh Lào - Việt được thể hiện như sau:

- Tổ chức điều hành hoạt động của ngân hàng theo nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.

- Đại diện cho ngân hàng ký kết các văn bản, hợp đồng, thoả thuận với các tổ chức và cá nhân, trong phạm vi thẩm quyền của ban Tổng giám đốc đã được quy định bởi hội đồng quản trị.

- Xây dựng và trình hội đồng quản trị thông qua các quy chế, cơ chế liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

- Báo cáo với hội đồng quản trị về những vấn đề pháp lý và các vấn đề khác có khả năng làm phương hại đến uy tín và lợi ích của ngân hàng.

- Đại diện ngân hàng khởi kiện, giải thể tranh chấp pháp sinh trong quá trình hoạt động.

- Ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhân viên của ngân hàng. - Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Chuẩn bị tài liệu cho các cuội họp của hội đồng quản trị.

- Trình hội đồng quản trị thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ của ngân hàng.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo uỷ nhiệm của hội đồng quản trị...

(c). Phòng nghiệp vụ kinh doanh

Phòng nghiệp vụ kinh doanh có chức năng và nhiệm vụ cụ thể là:

- Tham mưu cho lãnh đạo, xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định kỳ của ngân hàng và đề xuất các chương trình, giải pháp thực hiện các phương án kinh doanh đó.

- Trực tiếp nghiên cứu, phân tích, đanh giá các chế độ, quy chế, tình hình về các hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế.

- Quản lý theo dõi các khoản nợ vay bảo lãnh đối với khách hàng, thu hồi nợ gốc, lãi và các khoản chi phí theo đúng hạn.

- Phân tích, đánh giá và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tiền vay và các loại bảo lãnh khác.

- Quản lý phân công lao động trong phòng một cách hợp lý, trên cơ sở năng lực và trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên trong phòng.

- Thực hiện và triển khai các công việc mà ban Tổng giám đốc và hội đồng quản trị chỉ đạo...

(d). Phòng thanh toán quốc tế

Phòng thanh toán quốc tế có chức năng khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh và kinh doanh ngoại tệ.

(e). Kế toán - Điện toán

- Điều hành, quản lý tài chính, tài sản của ngân hàng theo đúng với chế độ quản lý tài chính, tài sản hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Lào quy định, và thực hiện các công việc mà ban tổng giám đốc, hội đồng quản trị chỉ đạo.

- Phối hợp với phòng kinh doanh, và các phòng ban khác để xây dựng kế hoạch tài chính, tài sản theo định kỳ theo sự chỉ đạo của ban Tổng giám đốc.

- Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ, nhân viên trong ngân hàng theo quy định của ngân hàng.

- Kiểm tra và lưu các chứng từ gốc về chi tiêu nội bộ, hoạch toán chi tiêu nội bộ của ngân hàng.

- Kế toán tổng hợp, lập cân đối kế toán tài chính, báo cáo tài chính, cân đối nguồn vốn kinh doanh và gửi các báo cáo cho ngân hàng Nhà nước Lào và các cơ quan có liên quan.

- Quản lý kho quỹ, tài sản ngân hàng, chi tiêu nội bộ, hệ thống điện toán, bảo mật trong công việc và trích dự phòng rủi ro, trự trữ bắt buộc, bảo hiểm xã hộ theo quy định.

- Duyện điện thanh toán trong nước và quốc tế, kết hợp với các phòng ban khác thực hiện giải ngân và thu hồi vốn, lãi cho ngân hàng...

(f). Phòng kiểm soát nội bộ

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ trình ban Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của phòng theo quy định.

- Kiểm tra định kỳ việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Phát hiện, báo cáo kịp thời những biểu hiện vi phạm pháp luật, những tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán...

- Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng và dịch vụ ngân hàng.

- Kiểm tra và báo cáo với Ban Tổng giám đốc theo định kỳ và các hoạt động xấu bất thường để kịp thời thực hiện các biện pháp chỉ đạo nhằm khắc phục những

tồi tại, yếu kém và những rủi ro tiềm ẩn trong ngân hàng.

- Xem xét và trình giám đốc chỉ đạo giải quyết các đơn thư khiếu lại của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng và của khách hàng.

- Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của ngân hàng trung ương khi đến làm việc với ngân hàng...

(g). Phòng nghiệp vụ bán lẻ

- Mở và quản lý các loại tài khoản của khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ.

- Thực hiện hoạch toán các giao dịch trực tiếp với khách hàng đến sử dụng dịch vụ của ngân hàng theo công việc đã phân công.

- Nghiên cứu các chế độ, văn bản, xây dựng kế hoạch kinh doanh và huy động vốn liên quan đến phòng...

(h). Văn phòng

- Tham mưu cho lãnh đạo trong việc điều động, bổ sung lao động, quản lý cán bộ trong việc thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành nội quy lao động của cơ quan.

- Quản lý và lưu dữ hồ sơ của cán bộ, nhân viên, thực hiện cách chế động theo quy định của ngân hàng, và chất dứt hay ký kết hợp đồng lao động mới cho cán bộ, nhân viên trong phòng.

- Theo dõi và tổ chức các cuộc thi đua, các thủ tục xét khen thưởng cho cá nhân và các phòng ban.

- Phối hợp với phòng kế toán nhằm quản lý, trang bị thêm, trang bị lại các cơ sở vật chất trong ngân hàng.

- Quản lý, điều động và theo dõi các tài sản của ngân hàng.ư - Giữ gìn an ninh, vệ sinh an toàn trong ngân hàng...

(i). Phòng giao dịch chợ sáng

- Mở và quản lý các loại tài khoản của khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ.

- Thực hiện hoạch toán các giao dịch trực tiếp với khách hàng đến sử dụng dịch vụ của ngân hàng theo công việc đã phân công.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT LÀO - VIỆT

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 36 - 43)

w