Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 68 - 72)

- Chi khấu hao và khấu trừ 214,36 243,70 226,50 29,34 17,

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Là một ngân hàng mới được thành lập, do đó số lượng các chi nhánh, văn phòng còn quá ít (hiện nay mới có 4 chi nhánh ở hai nước Việt Nam và Lào), do đó thị phần cũng như mạng lưới hoạt động của NHLD Lào - Việt còn quá nhỏ, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng, nên đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của NHLD Lào - Việt trong những năm qua.

Thứ hai: Nguồn lực cán bộ, nhân viên của ngân hàng còn mỏng, yếu cả về số lượng và chất lượng

Hiện nay, tổng số cán bộ, nhân viên của toàn ngân hàng mới là 174 người, cùng với lỗ lực từ bản thân các cán bộ, nhân viên ngân hàng và sự trợ giúp của ngân hàng trong công tác đào tạo, đào tạo lại trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, văn hoá, đạo đức kinh doanh cho cán bộ, nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn lực của NHLD Lào - Việt vẫn còn có những hạn chế nhất định như:

- Một số bộ phận có cán bộ, nhân viên của ngân hàng chưa thực sự có đủ năng lực cũng như phẩm chất đạo đức nghệ nghiệp để thích nghi với đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động kinh doanh tiền tệ trong cơ chế thị trường.

- Khả năng nhạy bén trong công tác xử lý, phòng ngừa các rủi ro xảy đến còn quá thụ động và quá thấp, dẫn đến làm tổn hại cả uy tín cũng như tiền bạc cho ngân hàng...

Thứ ba: Sự phân định trách nhiệm và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban còn lộn xộn, do đó còn có hiện tượng đùn đẩy công việc và trách nhiệm giữa các cá nhân, bộ phận và phòng ban với nhau, điều đó làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Mặt khác, hiện nay NHLD Lào - Việt vẫn chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chưa xây dựng và thống nhất được mô hình hoạt động, quản lý thống nhất và có kế hoạch cũng như phương án phát triển trong dài hạn.

Thứ tư: Công tác quản lý thu và chi phí ngoài lãi (thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ khác, kinh doanh ngoại tệ, chi lương, thưởng...) chưa tốt.

Thứ năm: Khả năng chống đỡ rủi ro còn yếu kém, công tác thông tin, dự báo phòng ngừa rủi ro còn hạn chế gây khó khăn trong việc phòng chống rủi ro của ngân hàng còn quá thấp.

Thứ sáu: Cơ chế tín dụng chưa hoàn thiện, cũng như việc thực hiện cơ chế tín dụng chưa nghiêm túc là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phương

pháp đánh giá chất lượng tín dụng của NHLD Lào - Việt so với thông lệ quốc tế. Mặt khác, việc kiểm tra sau khi cho vay thiếu chặt chẽ và không thường xuyên, còn mang tín hình thức.

Thứ bảy: Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng vẫn chưa tự giác, thường xuyên và nghiêm túc, nên kết quả và hiệu quả của công tác này chưa cao.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Do khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này được thể hiện qua lãi suất huy động của các ngân hàng tăng cao, chi phí trả lãi lớn. Nhưng, số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn lại giảm xuống vì lãi suất mà ngân hàng cho vay cao (có khi còn cao hơn so với tỷ suất sinh lời của dự án), do đó thu nhập từ lãi giảm xuống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, sự khủng hoảng kinh tế đã làm cho việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trở lên ít đi, do đó giá cả của các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ này bị giảm đi, trong khi đó giá thuê lao động lại tăng (do lạm phát), chi phí đầu vào lớn... Chính điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các khách hàng vay vốn. Do đó, đã nhiều doanh nghiệp đã không thể thực hiện trả nợ cho ngân hàng đúng như đã cam kết, mặc dù các doanh nghiệp rất muốn trả. Vì vậy làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai: Môi trường pháp lý chưa đồng bộ

Trong những năm qua, Đảng và chính phủ hai nước (Lào và Việt Nam) đã chủ trương chỉ đạo các ban ngành nhằm điều chỉnh, thực hiện đổi mới nhằm tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chung cho nền kinh tế vẫn còn

chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, thiếu ổn định và thường xuyên thay đổi. Mặt khác, các văn bản nhằm hướng dẫn thi hành luật chuyển đến các doanh nghiệp còn chậm chạp, nội dùng còn nhiều kẽ hở đã làm ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh của các doanh nghiệp (có những doanh nghiệp lách luật, chốn thuế... nên sức cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp khác). Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng, trong đó có NHLD Lào - Việt.

Thứ ba: Cơ chế thị trường của hai nước (Lào và Việt Nam) mới được xác lập, nên còn nhiều bất cập. Cụ thể, thị trường trong nước kém phát triển, thiếu đồng bộ và còn chia cắt. Thiếu cả thị trường đầu ra, lẫn đầu vào, thị trường hàng giả, hàng lậu và hàng kém chất lượng còn tràn lan, chưa kiểm soát được... Những điều này đã tạo lên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ngân hàng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và các ngân hàng.

Thứ tư: Hiện nay, xuất hiện nhiều doanh nghiệp lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng, hay tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng trốn nợ là rất phổ biến...

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w