Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 72 - 74)

- Chi khấu hao và khấu trừ 214,36 243,70 226,50 29,34 17,

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh kinh tế thế giới u ám hiện nay, đặc biệt là tình hình tài chính toàn cầu, được thể hiện qua hàng loạt các ngân hàng của Mỹ, Nhật, Anh… lần lượt bị đóng cửa, kèm theo đó là tình trạng thất nghiệp xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới, thêm vào đó là kim nghạch xuất, nhập khẩu của toàn thế giới giảm một cách chưa từng có… Tuy nhiên, trong tháng vừa qua, nền kinh tế đã có một vài dấu hiệu khả quan bắt đầu ló dạng và người ta có thể hy vọng là thời kỳ đen tối nhất đã thuộc về quá khứ. Thành quả này có được phần lớn là nhờ Trung Quốc.

Trong ba tháng đầu năm, ngân hàng Trung Quốc đã ồ ạt cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Cùng thời kỳ, xuất khẩu của hai nước bán hàng nhiều nhất cho Trung Quốc là Nhật Bản và Đức bắt đầu tăng lên trở lại, chủ yếu là đối với hàng trang thiết bị. Kinh tế gia Nouriel Roubini, người đầu tiên báo trước khủng hoảng hiện nay khẳng định là “có những dấu hiệu phục hồi kinh tế phát đi từ Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua”. Một tiếng nói khác trong số những chuyên gia uy tín hàng đầu của Pháp mạnh dạn hơn khi nhận xét là: sự vươn lên của Trung Quốc có thể là giả tạo, nhưng điều đó chứng tỏ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc đẩy lùi khủng hoảng. Xét cho cùng nếu so sánh với khủng hoảng hồi năm 1929 thì có lẽ cái may mắn của chúng ta ngày nay là có Trung Quốc. Còn tại Mỹ, công nghiệp và nhà đất dường như ngừng tuột dốc.

Xuất khẩu của Hàn Quốc đang vươn lên. Ngành công nghệ xe hơi ở Brasil và châu Âu lấy lại phong độ. Không khí lạc quan cũng đã thổi đến Anh quốc, nơi mà Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tế dự đoán sẽ có thêm 3 triệu người thất nghiệp từ nay đến cuối năm. Riêng đối với Pháp, cho dù các doanh nghiệp chưa đầu tư trở lại và còn “thư thả” trong chính sách tuyển dụng nhân viên, nhưng họ bắt đầu tính tới việc này, chủ yếu là để mở rộng thêm địa bàn hoạt động ở Trung Đông và châu Phi. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn còn lúng túng, khác với tất cả những chương trình chấn hưng kinh tế trước đây, lần này Chính phủ Taro Aso chủ yếu nhắm vào việc kích thích tiêu thụ. Sở dĩ Nhật Bản phải “chuyển hướng” như vậy, do quốc gia này bị thiệt hại nặng nhất trong cơn giông tố hiện nay. Cụ thể, 35% giới làm công ăn lương ở Nhật không có hợp đồng chắc chắn, công việc lúc có lúc không. Chính họ là nạn nhân hàng đầu của khủng hoảng hiện nay.

Với khủng hoảng hiện nay, 75% số việc làm bị giải thể liên quan đến thành phần lao động thất thường. Trong số này, đối với gần một phân nửa, mất việc đồng nghĩa với mất luôn chỗ ở và 2,5% rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Tuy nhiên, những tia hy vọng ấy không thể cho biết đến khi nào kinh tế thế giới mới thoát khỏi khủng hoảng và chúng cũng không báo trước là cỗ xe kinh tế của thế giới sẽ phục hồi nhanh hay chậm. Trước mắt chúng ta mới chỉ có thể nghĩ rằng cuộc khủng hoảng đang rút ngắn lại.

3.1.1.2 Bối cảnh ở hai nước Lào và Việt Nam

Việt Nam và Lào là hai nước có nền chính trị, kinh tế tương đối giống nhau, so với Lào, Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, cả hai nước đều thuộc vào nhóm các nước kém phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé, nền tài chính vẫn chưa phát triển… Chính những điều này đã giúp cho Lào và Việt Nam giảm thiểu được sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến sự phát triển của hai

đất nước. Tuy nhiên, cả hai nước đều vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này được thể hiện, mức đầu tư vào hai nước Lào và Việt Nam giảm một cách rõ rệt, hay tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước cũng bị giảm sút, tình trạng lãi suất tăng cao điều đó chứng tỏ lạm phát đều tăng ở cả hai nước và các doanh doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, chính điều này đã làm cho tình trạng lao động thất nghiệp đang diễn ra ở Lào và Việt Nam. Trước tình trạng đó, cả hai nước Lào và Việt Nam đều ban hành các chính sách làm kích cầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn (thể hiện qua chính sách hỗ trợ lãi suất của hai Chính phủ). Trong mấy tháng gần đây, dấu hiệu phục hồi kinh tế của hai nước ngày càng rõ rệt. Điều này sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng phát triển trong đó có ngân hàng liên doanh Lào - Việt.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w