Nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 30 - 32)

b. Tài sản Có:

1.3.1. Nhân tố bên ngoà

Chức năng của ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay lấy lãi, góp phần điều tiết lượng cung cầu tiền trên thị trường và thực hiện các hoạt động trung gian. Do vậy, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng chịu nhiều yếu tố khách quan.

Một là: Môi trường kinh tế, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

của Ngân hàng nhà nước Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại được thực hiện qua các công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu nhằm đảm bảo cung cầu về vốn cho nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu tránh được lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế, tạo khả năng vay vốn và hoàn trả nợ vay của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồng thời vẫn tạo ra lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Do vậy, chính sách lãi suất được

NHNN quy định sao cho bản thân các ngân hàng thương mại cũng có lợi nhuận và kuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn để phục vụ mục đích kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại cần phải có một chính sách hợp lý vừa đảm bảo mục tiêu mang lại hiệu quả kinh doanh đó là lợi nhuận đồng thời vẫn làm thế nào thu hút được khách hàng đến với mình.

Chính sách tài chính: Việc quy định của Ngân hàng nhà nước về trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán, chế độ chi phí…ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Chính sách tài khóa: Nội dung cơ bản của chính sách tài khoá là chính sách thu chi của Chính phủ. Khi chính phủ thâm hụt ngân sách thì Chính phủ sẽ thắt chặt chính sách tài khóa bằng cách tăng thu, giảm chi của Chính phủ, điều này làm giảm tiền lưu thông trên thị trường, giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, khi Chính phủ có dư thừa ngân sách, Chính phủ sẽ nới lỏng chính sách tài khóa bằng cách tăng chi tiêu của Chính phủ (đầu tư vào các dự án, cho các đơn vị, cơ quan mua bán các trang thiết bị…) điều này sẽ làm cho lượng tiền lưu thông trên thị trường tăng lên, làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cũng tăng, nên làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá ngoại thương của NHNN cũng ảnh hưởng đến việc thanh toán bằng ngoại hối cho các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Do đó, nó đã tác động đến hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại, nhất là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, như vậy, phần nào cũng có tác động nhất định đến hiệu quả kinh doanh củạingan hàng thương mại.

Hai là: Quá trình thích ứng của các doanh nghiệp với cơ chế thị trường:

Thực trạng hiện nay của Việt nam trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường và là giai đoạnh đầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới như gia nhâp Tổ

chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định song phương Viêt-Mỹ…Nước Lào đang trong giai đoạn chuẩn bị mở cửa nền kinh tế, , do vậy các doanh nghiệp trong nước chưa thích nghi với hoạt động cạnh tranh đầy đủ. Việc chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô. Có thể nói tình trạng nan giải của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là thiếu vốn. Tuy nhiên, rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay làm ăn kém hiệu quả, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, không cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, hàng nhập, đặc biệt là hàng nhập lậu nên không có khả năng thanh toán nợ, lãi cho ngân hàng. Do đó, họ không muốn vay dù thiếu vốn, chỉ sản xuất kinh doanh cầm chừng, không chủ trương đầu tư mở rộng sản xuất. Điều này đã làm cho các ngân hàng thương mại hiện hiện nay thừa tiền để cho vay, chính vì thế quá trình thích ứng của các doanh nghiệp, của các thành phần kinh tế với nền kinh tế cũng phần nào tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Ba là: Ảnh hưởng của thị trường tài chính tiền tệ khu vực và thế gới:

Khi thị trường tài chính - tiền tệ khu vực cũng như thế giới biến đổi phần nào đã ảnh hưởng đến hoạt của các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế, chẳng hạn như đồng Đôla tăng giá hoặc mất giá, giá vàng thế giới tăng lên hoặc giảm xuống cũng ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong nước.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng liên doanh lào - việt (Trang 30 - 32)

w