Những nhân tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử trong DNVVN ở Hàn

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử TRONG các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại hàn QUỐC và bài học CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

Theo một cuộc khảo sát người tiêu dùng năm 2007, mức độ thiếu hụt của thông tin trong chương trình chăm sóc sức khỏe, cấu trúc và sự bấp bênh của sức khỏe ngành y tế có thể cho thấy rõ ràng sự đầu tư chưa đúng mực của chính phủ. Nhưng cho tới năm 2008 (dưới sự điều hành của chính phủ mới), y tế điện tử đã thực sự được chú trọng và coi như một ngành cơng nghiệp có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng nền kinh tế Hàn Quốc. Từ đó đến nay, chính phủ Hàn Quốc đã và đang đầu tư rất nhiều trong các lĩnh vực được xác định là có thể kết hợp được cùng ngành công nghiệp y tế điện tử.

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thương mại điện tử trong DNVVN ở Hàn Quốc Quốc

2.2.1. Nhận thức

Hầu hết người dân Hàn Quốc đều sử dụng ứng dụng TMĐT ở khắp mọi nơi nhờ kết nối trực tuyến được phủ sóng trên tồn quốc. Mức độ tiếp xúc của các đại gia kinh doanh đến với người tiêu dùng dày đặc, khiến cho người dân sử dụng các ứng dụng điện tử vào cuộc sống thường ngày trở thành thói quen. Với cuộc sống số hóa, hầu hết người dân Hàn Quốc đều sử dụng các ứng dụng mạng trực tuyến giúp các DN dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng ở mọi lúc mọi nơi. Thông qua quảng cáo các ứng dụng mạng, sử dụng những kênh truyền thông trực tiếp như trang quảng cáo, hình ảnh cơng ty xuất hiện với mật độ cao. Chính những điều này hỗ trợ rất lớn cho các DNVVN tại Hàn Quốc tăng cường khả năng tiếp xúc với khách hàng, đây là yếu tố khách quan cực kỳ thuận lợi cho phía các DNVVN.

Sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến đã đi sâu vào nhận thức của người dân. Với mức độ phát triển kinh tế ngày càng nhanh chóng như hiện nay thì việc con người cần nhiều thời gian hơn để làm việc cũng từ đó gia tăng. Nhờ vào các ứng dụng tiếp cận thương mại điện tử giúp người dân không phải tốn quá nhiều thời gian vào việc mua sắm, làm việc, và học tập theo kiểu truyền thống. Điều này giúp ích rất nhiều cho giải pháp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất đạt được. Các DNVVN có thể tận dụng triệt để lợi thế thương mại này để đi sâu vào thói quen mua sắm của người dân.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhằm nâng cao nhận thức về TMĐT, Tổng thống Kim Daejung đã ban hành “Các chính sách tổng thể nhằm phát triển TMĐT” vào tháng 2/2000. Chính sách này bao gồm 40 chương trình hành động nhằm nâng cao nhận thức TMĐT của các DNVVN và tăng cường sự tin tưởng của người dân đối với TMĐT. Phần hỗ trợ đặc biệt từ phía chính sách của Chính phủ đã mang đến sự chủ động tích cực phát triển TMĐT của các DNVVN.

Ngồi ra, chính phủ Hàn Quốc rất khuyến khích các trường đại học và cao đẳng mở các chuyên ngành TMĐT, đặt các trường thực hiện các nghiên cứu nhằm tăng tốc ứng dụng TMĐT tromg các DNVVN. Chính phủ Hàn Quốc cịn bắt buộc tất cả các trường tiểu học phải phổ cập sử dụng máy tính cá nhân cho học sinh, đồng thời thiết lập các lớp học máy tính và Internet căn bản cho người lớn tuổi tại 50 trường đại học khắp cả nước. Cho tới cuối năm 2004, các trường đã huấn luyện được 500.000 người làm quen và biết cách sử dụng Internet trong cuộc sống hàng ngày (Lee, H., O’Keefe, R.M. & Yun, K. (2004), The growth of broadband and electronic commerce in South Korea: Contributing factor. Stanford University, USA). Từ đây, cung cấp nguồn nhân lực cao cấp, có trình độ ứng dụng TMĐT dồi dào trong tương lai cho các DNVVN.

2.2.2. Hạ tầng cơng nghệ

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã có những chính sách cực kỳ ưu đãi trong việc phát triển hạ tầng công nghệ cao, ứng dụng thực tiễn trong mọi ngành nghề. Dễ nhận thấy sự phối hợp giữa các bộ ngành, công ty DN trong định hướng phát triển hệ thống TMĐT.

Chính phủ Hàn Quốc có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực tưu nhân phát triển ngành CNTT. Môi trường CNTT ở Hàn Quốc được đánh giá là môi trường đạt chuẩn quốc tế. Từ đầu thập kỷ 80, Hàn Quốc đã có những chính sách phát triển ngành CNTT gắn chặt chẽ với việc tin học hóa hành chính. Từ năm 1995-2005, Hàn Quốc đã lên kế hoạch xây dựng 3 hệ thống mạng tốc độ cao: mạng quốc gia tốc độ cao, mạng công cộng tốc độ cao và mạng nghiên cứu tốc độ cao. Trong đó, mạng quốc gia tốc độ cao là yếu tố then chốt cho Chính phủ điện tử Hàn Quốc. Mạng này được xây dựng bằng ngân sách của chính phủ dành cho các cơ quan công quyền, các viện nghiên cứu và các trường học truy cập

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dựng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học của các viện, các trung tâm và trường học. Hệ thống mạng công cộng là mạng cáp quang do các nhà cung cấp viễn thông xây dựng phục vụ cho hoạt động thương mại và phi thương mại. Với dự án hạ tầng mạng quốc gia tốc độ cao, chính phủ Hàn Quốc đã trả trước cho các công ty viễn thơng tồn bộ chi phí. Sau đó, Chính phủ sẽ thu lại bằng cách cho các cơ quan và các tổ chức sử dụng với mức giá thấp. Nhờ vậy mà các cơ quan cơng quyền có điều kiện tiếp cận hạ tầng mạng tốc độ cao để cung cấp các dịch vụ công. Điều kiện hỗ trợ tối đa cho các ứng dụng TMĐT được phổ cập đến người dân giúp cho DNVVN có cơ hội tiếp xúc được với các sản phẩm, mặt hàng của DN, khiến cho DNVVN có cơ hội phát huy nguồn kinh phí quảng cáo đạt hiểu quả tối đa.

Tháng 12/2000, Hàn Quốc đã xây dựng xong mạng lưới Internet băng rộng kết nối 144 khu vực trên toàn đất nước. Đến nay, tỷ lệ người dùng Internet băng thông rộng của Hàn Quốc đứng đầu bảng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chiếm 88% tổng số người dùng Internet. (OECD, 2008)

Đại diên là tập đồn Samsung, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong việc đào tạo nhân viên bằng hình thức giáo dục điện tử nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo cho tập đồn. Khơng chỉ dừng ở đó, tập đồn Samsung hiện đang nắm giữ thị phần rộng lớn trong thị phần viễn thông tại Hàn Quốc. Hầu hết người dân ưa chuộng sử dụng các DN trong nước. Từ đó có thể thấy nỗ lực cạnh tranh của các DN Hàn Quốc trong giai đoạn vừa qua, đưa đất nước trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về áp dụng sâu rộng ứng dụng thương mại điện tử.

2.2.3. Các vấn đề về pháp lý

Để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các ứng dụng CNTT và TMĐT, Hàn Quốc đã xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động này từ rất sớm: Đạo luật Thơng tin cơng khai Chính phủ (Government Information Openness Act) được thông qua từ năm 1998; Đạo luật Thương mại cơ bản (Basic Act on Ecommerce) được thông qua từ năm 2000.

Hàn Quốc cũng rất coi trọng hồn thiện khn khổ pháp lý TMĐT bằng cách chỉnh sửa luật hiện hành, ban hành luật mới. Các đạo luật chính liên quan đến TMĐT đã được ban hành tại Hàn Quốc bao gồm các luật liên quan trực tiếp đến TMĐT như: Luật khung về TMĐT (ban hành năm 1999, sửa đổi lần 1 năm 2002 và sửa đổi lần 2 năm 2005); Luật chữ ký điện tử (ban hành năm 1998, sửa đổi 2 lần

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vào năm 2001 và 2005); Luật phát triển ngành đào tạo điện tử (ban hành năm 2004); Luật phát triển ứng dụng mạng CNTT truyền thông và bảo vệ thông tin (ban hành năm 1999, sửa đổi 3 lần vào năm 2002, 2004 và 2005). Một số luật khác liên quan đến TMĐT như: Luật kinh doanh tài chính và tín dụng; Luật hóa đơn điện tử (UNECE, 2007) được ban hành đã bao quát gần nhưu tồn bộ các hoạt động của TMĐT. Điều đó đã hạn chế được các vấn đề phát sinh trong giao dịch TMĐT, làm cho cả DNVVN và người tiêu dùng yên tâm hơn, giúp cho hoat động TMĐT được phát triển nhanh và đúng hướng.

2.2.4. Nguồn nhân lực

Hàn Quốc là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT nhanh và ổn định. Khu vực kinh tế tư nhân khá năng động và là nhân tố triển khai các hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, đóng vai trị đầu tàu cho phát triển TMĐT lại là Chính phủ với những cam kết mạnh mẽ và quyết tâm phát triển TMĐT.

Để hỗ trợ phát triển nhân lực TMĐT, năm 2000 chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra “Kế hoạch phát triển nhân lực TMĐT” và tiếp đó là một loạt chương trình hỗ trợ chia thành 2 loại. Một là, nâng cao hệ thống và mở rộng kết cấu hạ tầng phát triển nhân lực TMĐT. Hai là, hỗ trợ các môn học TMĐT, như hỗ trợ các trường đại học xây dựng giáo trình TMĐT, đào tạo nhân lực TMĐT cho địa phương, xây dựng Học viện ảo cho phụ nữ tham gia TMĐT, hỗ trợ học thạc sỹ TMĐT tại đại học Carnegie Melon (Mỹ).

Từ tháng 11/2001, chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 12 tỷ USD nhằm mở rộng tuyển sinh ở các trường đại học và các tổ chức đào tạo lĩnh vực CNTT, hỗ trợ việc xây dựng các khoa, trường đào tạo trực tuyến trong lĩnh vự tin học; hỗ trợ sinh viên du học ở nước ngoài trong lĩnh vực CNTT. Chính phủ cũng đào tạo tin học cho khoảng 13 triệu người nghèo, sinh viên, công chức, quân nhân và người làm việc nhà trong thời gian từ năm 2000-2002.

2.3. Thực trạng áp dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử TRONG các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại hàn QUỐC và bài học CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)