3.3. Thực trạng áp dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và
3.3.4. Về thương mại
Trong gần 30 năm qua, khoa học và công nghệ ở Việt Nam đã có những bước trưởng thành về mọi mặt, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận; góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển nhanh và ổn định không chỉ về kinh tế, xã hội mà cả an ninh, quốc phòng. Tại Việt Nam, DNVVN là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Tính đến năm 2014, ở Việt Nam có khoảng 93% trong tổng số DN hiện có là DNVVN. Trong khu vực kinh tế tư nhân, DNVVN chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số DN của cả nước. (Thống kê của bộ tài chính, 2014)
Tuy nhiên, hiện nay đa số DNVVN Việt Nam vẫn chưa hội nhập được vào nền kinh tế của thế giới, trình độ khoa học cơng nghệ và năng lực đổi mới cịn thấp. Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực cơng nghệ cịn rất ít. Khoảng 80 - 90% máy móc và cơng nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao. Từ cơ sở
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hạ tầng, chất lượng dạy và học cho tới năng lực nghiên cứu của DN, các tổ chức nghiên cứu nhà nước cũng như việc quản lý nhà nước, thực hiện chính sách về khoa học cơng nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đều được đánh giá là yếu kém.
Theo đó, cơng tác nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chỉ là hoạt động thêm thắt trong các DN và cơ quan nhà nước. Khu vực DN vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng chi R&D. Trong khi đó, các cơ quan nghiên cứu nhà nước dù đã trải qua nhiều thay đổi, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhiều phịng thí nghiệm và đơn vị R&D không đạt quy mô tối ưu, thiếu nguồn lực và vẫn chưa gần với người sử dụng cuối cùng. Báo cáo của World Bank (Ngân hàng Thế giới) và OECD nhấn mạnh rằng, hiện Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm trong bối cảnh quốc tế bớt sôi động hơn. Để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện hiện nay, Việt Nam buộc phải hướng tới tăng trưởng dựa trên tăng năng suất lao động. Và điều này, đòi hỏi phải nâng cao đáng kể năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nước.
Tại tọa đàm “Chương trình thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm đổi mới sáng tạo” ngày 30/01/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra nhận định rằng cần tạo điều kiện công nghệ mới của các DN Việt Nam đi vào thị trường, xác định trong năm 2015 này sẽ lựa chọn và hỗ trợ ít nhất 5 DN có tính ứng dụng cao mà Việt Nam có thể làm chủ được công nghệ dựa trên lợi thế cạnh tranh tự nhiên của quốc gia, phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước được thể hiện dưới dạng giúp DN hoàn thiện sản phẩm, đạt được các chứng chỉ cần thiết, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả của Nhà nước (trong trường hợp Nhà nước mua sản phẩm)… Sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ được thực hiện theo các quy định phù hợp trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO. Có thể nhận thấy có những dây chuyền đã đạt được những kết quả bước đầu, có những sản phẩm mới chỉ là ý tưởng. Rõ ràng tiềm năng khoa học của các DN Việt Nam là rất lớn. Điều này càng cho thấy Nhà nước cần có sự hỗ trợ hợp lý để các ý tưởng, các sản phẩm của các DN nói chung, DN khoa học và cơng nghệ có thể đi vào thị trường.