Thương mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử TRONG các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại hàn QUỐC và bài học CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 59 - 61)

Đứng trước tình hình nền kinh tế Việt Nam sôi động với công nghệ viễn thông, TMĐT càng ngày càng được cái DN chú ý đến. Đã có rất nhiều DN đi đầu trong việc khai thác các lợi thế của TMĐT để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, giới thiệu sản phẩm mới đến với đông đảo người tiêu dùng.

Nếu so chặng đường lịch sử hơn 40 năm phát triển, thì TMĐT thực sự là lĩnh vực cịn khá mới mẻ, khơng chỉ đối với Việt Nam, mà cả đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, những thành tựu và lợi ích đem lại cho tồn thế giới thì thật sự chưa có phương thức thương mại truyền thống nào trước đó có thể so bì kịp. Chính tính ưu việt của TMĐT đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế các nước xích lại gần nhau hơn, giúp cho q trình phân cơng hóa lao động quốc tế diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

Internet xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1997, và trở nên phổ biến ngay sau đó. Tháng 6/1998, Tổ cơng tác về TMĐT thuộc ban chỉ đạo quốc gia về CNTT đã được thành lập. Các thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư đã bước đầu được đưa lên mạng. Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam đã hồn thành cơ bản về cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho các DN trong cả nước, bao gồm thông tin về DN và sản phẩm, thông tin xúc tiến thương mại và đầu tư, thông tin pháp luật, tư vấn thị trường, kinh tế thế giới và các dịch vụ khác có liên quan.

Ở vị thế một quốc gia đi sau trên con đường phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang rất cần phát triển nhanh và mạnh các lĩnh vực TMĐT, tận dụng những lợi thế của TMĐT để xóa nhịa dần những khoảng trống lớn về trình độ phát triển với các nước. Tham gia hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nền kinh tế khác trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia đi trước hàng trăm năm phát triển.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngay từ năm 1995, Việt Nam đã tham gia hợp tác về KH&CN với các nước ASEAN. Là một phần quan trọng trong chương trình hợp tác KH&CN của ASEAN, các hoạt động hợp tác về TMĐT cũng đã được các nhà lãnh đạo ASEAN rất quan tâm chú trọng. Cho đến nay, đã có nhiều cam kết, chương trình hợp tác trong khn khổ ASEAN được ký kết. Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam đã tham gia một cách tích cực vào các các cam kết hội nhập về TMĐT của ASEAN, bao gồm:

Hiệp định khung về TMĐT (e-ASEAN): Ký ngày 24/11/2000 tại Singapore. Lần đầu tiên trong lịch sử TMĐT thế giới, một hiệp định khung về TMĐT cấp khu vực được ra đời. Hiệp định khung e-ASEAN được đánh giá là một động lực thúc đẩy phát triển CNTT và TMĐT, tiến tới nền kinh tế tri thức của từng nước thành viên cũng như cả khối ASEAN. Tham gia Hiệp định này, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước phát triển cao về CNTT để góp phần san bằng khoảng cách trình độ phát triển CNTT trong khu vực.

Ngày 29/11/2004, Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN đã cùng xây dựng và ký kết Nghị định thư về hội nhập trong lĩnh vực TMĐT tại Viêng Chăng (Lào);

Ngày 26/09/2005, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thơng qua Chương trình nghị sự Hà Nội về thúc đẩy dịch vụ trực tuyến và áp dụng triển khai hiệp định e- ASEAN tại Hà Nội (Việt Nam).

Việt Nam cũng tham gia các hoạt động phát triển TMĐT trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Trong khuôn khổ hợp tác APEC, các quốc gia thành viên đã thống nhất mục tiêu phát TMĐT thơng qua tun bố chung về “Chương trình hành động phát triển TMĐT” năm 1998 của APEC, trong đó, nhấn mạnh việc xây dựng các chiến lược quốc gia, các định hướng phát triển, cũng như những khung khổ chính sách ở từng quốc gia thành viên trong lĩnh vực TMĐT.

Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, tư cách là thành viên, Việt Nam cũng đã tuân thủ nghiêm túc các cam kết của WTO liên quan đến việc mở cửa thị trường TMĐT. Việt Nam cũng đang khơng ngừng nỗ lực hồn thiện và xây dựng pháp luật về TMĐT tại Việt Nam, từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý, biến TMĐT thực sự trở thành mũi nhọn cho phát triển kinh tế trong tương lai.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trong tương lai, Việt Nam sẽ tham gia vào những cam kết sâu hơn trong lĩnh vực TMĐT, thông qua đàm phán, ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do: Một trong những kênh hội nhập quan trọng hiện nay mà Việt Nam đang tham gia, đó là đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership – TPP). Tham gia vào TPP, Việt Nam có cơ hội được tiếp cận một thị trường vô cùng rộng lớn. Tại Mỹ, các tổ chức trong lĩnh vực TMĐT đang có động thái lên tiếng gây áp lực mạnh mẽ nhằm buộc Chính phủ phải có được những cam kết mạnh trong TPP liên quan đến lĩnh vực TMĐT. Điều này về cơ bản là phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới, khi TMĐT đang ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia. Đây chính là cơ hội phát triển TMĐT khi Việt Nam gia nhập TPP.

Tóm lại, đến hơm nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định về TMĐT, đánh dấu một thời kỳ mới với những thách thức cho các DN của Việt Nam khi phải cạnh tranh cùng với các tập đoàn lớn mạnh trên thế giới. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội mới cho các DN Việt Nam có điều kiện thâm nhập vào thị trường rộng lớn ngoài lãnh thổ.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử TRONG các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại hàn QUỐC và bài học CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 59 - 61)