Các vấn đề về pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử TRONG các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại hàn QUỐC và bài học CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 64 - 67)

3.2. Những yếu tố tác động đến phát triển thương mại điện tử trong các

3.2.3. Các vấn đề về pháp luật

Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội luôn coi TMĐT như là một ngành kinh tế mũi nhọn, khâu đột phá trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Phát triển TMĐT sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi phong cách làm việc của mỗi cá nhân, DN.

Phát triển TMĐT phải được triển khai trong sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế của đất nước, thể hiện ở các quan điểm:

Phát triển TMĐT không phải chờ đến khi điều kiện hạ tầng đủ mới bắt đầu mà phải nhanh chóng biết sử dụng TMĐT để tạo cơ hội mở rộng thị trường quốc tế và giữ vững thị trường nội địa.

Phát triển TMĐT đồng thời với tiếp tục cải cách nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế đất nước thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó hệ thống kinh doanh thương mại phát triển, hiện đại tương đương các nước trong khu vực.

Phát triển TMĐT phải đồng bộ với cải cách hành chính nhà nước, tin học hóa, các cơ quan quản lý nhà nước từng bước xây dựng một chính phủ điện tử.

Phát triển TMĐT không chỉ đơn giản là mở thêm kênh bán hàng cho các DN mà nó là biện pháp cơ bản để giúp DN đổi mới quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, đó là biện pháp tích cực chủ động tham gia quá trình hội nhập đang đến gần.

TMĐT vừa là sản phẩm của quá trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là sản phẩm ứng dụng của CNTT, viễn thông và Internet, mặt khác TMĐT là cơng cụ của q trình xã hội hóa thơng tin, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội.

Từ những quan điểm trên, Đảng và Nhà nước thảo luận, đưa đến ban hành nhiều chính sách nhằm mục đích phát triển TMĐT tại Việt Nam, cụ thể:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực, quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về TMĐT với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.

Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một mơi trường giao dịch điện tử an tồn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.

Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

Năm 2014, Nghị định số 185/2013⁄NĐ-CP có hiệu lực đã hướng dẫn triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có riêng 1 mục (Mục 11) gồm 5 điều (từ Điều 81 đến Điều 85) quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về TMĐT.

Ngày 11 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Quyết định 689/QĐ-TTg với mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, năm 2014 cũng là năm chứng kiến một số sự kiện quan trọng của TMĐT Việt Nam điển hình như ngày 5 tháng 12 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website TMĐT;

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đồng thời tổ chức thành công Ngày mua sắm trực tuyến 2014, đây là sự kiện lần đầu tiên được triển khai nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ, thúc đẩy TMĐT đến gần với DN và người dân.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang cố gắng khắc phục được những đòi hỏi của pháp lý quốc tế và điều chỉnh luật pháp để khuyến khích các DNVVN có cơ hội phát triển.

3.2.4. Nguồn nhân lực

- Kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng tất yếu ở các nước, trong đó có Việt Nam. Hiện các DNVVN trong nước đã có sự chuẩn bị nhất định cho việc khai thác kênh xúc tiến bán hàng tiềm năng này, nhưng để phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh, có kinh nghiệm và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu là không dễ.

- Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của ngành Internet/online Media đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2011, nhu cầu tuyển dụng của ngành này đã tăng 2,043 so với năm 2009. Các vị trí liên quan đến TMĐT chiếm gần 4,9% trong tổng số nhu cầu trên Vietnamworks.com. Trong khi đó, tỉ lệ tuyển dụng trong các ngành nghề “lúc nào cũng cần” như bán hàng cũng chỉ chiếm 17,5%, marketing 12,5%, kế toán, kiểm toán 7,8%. (Theo website Vietnamworks.com, 2015)

- Nhưavậy, dù chỉ mới bắt đầu phát triểnanhưng nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực TMĐT giữ tỷ trọngakhông nhỏ trên thị trường tuyển dụngavà đang có xu hướng gia tăng. Một trong những lýado khiến nhu cầu lao động trong ngành TMĐT của Việt Nam tăng mạnhalà do càng ngày càng có nhiều ngườiatìm kiếm các sản phẩm mới vàacơ hội mở rộng giao thương với các nước. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam tăng trưởng nhanh cũng khiến nhu cầu nhân lực TMĐT tăng cao.

Trong năm 2014, hơn 1 triệu người Việt Nam thất nghiệp. Vào năm 2015, con số này chắc chắn sẽ không giảm. Trong bối cảnh ấy, nhóm ngành CNTT đang là khối ngành thiếu nhân lực trầm trọng. (Thống kê từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO))

Hiện 72% SV ngành CNTT khơng có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, … Các số liệu đều cho thấy đang có một nhu cầu cực lớn về

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhân lực CNTT nhưng số lượng ứng viên được tuyển dụng làm việc thì hạn chế. (Thống kê năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về CNTT)

Nguồn nhân lực tuy trẻ, năng động, sáng tạo nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế, hạn chế về ngoại ngữ, thụ động trong việc tự nghiên cứu những ứng dụng mới. Sinh viên phần lớn chưa có định hướng rõ nghề nghiệp nên dễ thay đổi cơng việc, khơng gắn bó với DN đủ lâu để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc.

Nguồn nhân lực bị cạnh tranh bởi các DN nước ngoài, đặc biệt là các kỹ sư Việt Nam có trình độ cao, làm việc cần cù, chịu khó, học hỏi. Ngồi ra sự phát triển khơng ngừng trong thời gian gần đây như thanh toán điện tử, thị trường điện thoại di động, dịch vụ Internet không dây dẫn đến việc tăng trưởng không ngừng về nhu cầu nhân lực trong ngành lĩnh vực này.

Mặt khác, nhiều lãnh đạo các DN, công ty chưa quen làm việc trên máy tính, mạng máy tính và các phương tiện thơng tin khác. Với số đông người dân lớn tuổi, máy tính và nhất là Internet vẫn được coi là tương đối xa lạ, chưa nói đến TMĐT. Vì vậy khả năng sử dụng các ứng dụng của CNTT là rất hạn chế. Tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT năm 2014 giảm nhẹ so với năm trước (62% năm 2014 và 65 năm 2013). Số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT trung bình tại mỗi DN là 3 người. (Báo cáo TMĐT năm 2014)

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử TRONG các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại hàn QUỐC và bài học CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)