doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc
2.4.1. Tích cực nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng và người tiêu dùng
Qua phân tích, khơng thể khơng phủ nhận được những lợi ích to lớn TMĐT mang lại cho các DNVVN ở Hàn Quốc. Bản thân các DN tuy đã có những thời kỳ khó khăn trong việc áp dụng các ứng dụng TMĐT nhưng cũng từ đó khắc phục được để đạt được mức phát triển như thời gian hiện nay. Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trên thế giới về ứng dụng hệ thống TMĐT trong phát triển kinh doanh, sản xuất tại các DNVVN nhờ việc chủ động nắm bắt cơ hội do thời đại kỹ thuật số mang lại.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Điều này không thể phủ nhận việc tăng cường nhận thức, phổ biến rộng khắp các lợi ích của hệ thống v, điều này đến từ chính những chính sách cụ thể của chính phủ. Chính những thành cơng bước đầu trong công cuộc ứng dụng các hệ thống TMĐT đã thúc đẩy các DNVVN có các bước đi vững chắc, tự tin trong giai đoạn phát triển, đẩy nhanh ứng dụng TMĐT trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, cũng khơng thể thiếu sự hưởng ứng của khách hàng, người tiêu dùng trong việc sử dụng các ứng dụng hệ thống TMĐT. Với các băng thông rộng dữ liệu di động được phủ sóng tồn quốc, với các giao diện hấp dẫn của các ứng dụng trên các thiết bị điện thoại di động thơng minh đã góp phần khơng hề nhỏ trong sự thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng, tiếp cận thông tin DN. Điều này góp phần không hề nhỏ trong nỗ lực chung phát triển kinh tế của cả đất nước Hàn Quốc. Sự cộng hưởng này đưa đến lợi ích cho cả đơi bên, chính phủ nói chung và các DNVVN nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của các khách hàng trong thời kỳ bùng nổ cơng nghệ số hóa, dễ dàng tiếp cận với mọi luồng thông tin hiện nay. Với số lượng dân số truy cập Internet nằm trong khoảng độ tuổi tiêu dùng, đây chính là dấu hiệu tích cực khiến các DN có đà tăng trưởng và phát triển hơn nữa trong việc đẩy mạnh ứng dụng hệ thống TMĐT. Các DN vừa và nhỏ cần có cái nhìn sâu rộng hơn trong việc đưa các sản phẩm của mình vào hệ thống các trang điện tử bán lẻ uy tín và có lượng khách hàng sẵn có lớn để tận dụng được các lợi thế thương mại này.
Sự phát triển TMĐT của Hàn Quốc thành công là nhờ sự nỗ lực không ngừng phát triển kết hợp giữa các chiến lược của chính phủ. Đánh giá đúng lợi ích, nỗ lực trong việc kết hợp các chính sách TMĐT, dẫn dắt đi theo đúng hướng đã mang lại sự thành công của các DNVVN ở Hàn Quốc.
2.4.2. Xã hội hóa việc ứng dụng thương mại điện tử
Đơn cử việc ứng dụng TMĐT đang len lỏi vào sâu trong các hoạt động đời sống của người dân Hàn Quốc, nhờ cái nhìn tích cực của chính phủ, TMĐT đã đi vào cuộc sống của người dân và trở thành một phần không thể thiếu trong công cuộc phát triển đất nước, cũng như trong tiến trình tồn cầu hóa hiện nay.
Các ứng dụng TMĐT đã đi sâu vào hầu hết mọi ngành nghề: từ chính phủ, giáo dục, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, dịch vụ sức khỏe. Tất cả mọi tầng lớp
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
người dân đều nhận thức rõ ràng các lợi ích của TMĐT trong giai đoạn này. Điều này đánh dấu sự thành cơng vượt bậc của chính phủ Hàn Quốc trong định hướng phát triển xã hội hóa việc ứng dụng TMĐT.
Hiện nay, người dân Hàn Quốc đang có mật độ sử dụng các giao dịch thương mại thanh toán qua thẻ cao và số lượng người truy cập Internet ở mức độ lớn, đây là những lợi thế sẵn có mà ít các quốc gia có được. Bằng việc sử dụng các trang điện tử mua bán trực tuyến lớn này, có thể tận dụng được việc bán chéo các sản phẩm khi các sản phẩm được trưng bày trên các phông quảng cáo của từng giao diện mua bán, quảng cáo các sản phẩm.
2.4.3. Tăng cường các hoạt động đào tạo rộng rãi
Hệ thống TMĐT ngày càng được áp dụng rộng rãi kéo theo việc sử dụng các ứng dụng TMĐT và địi hỏi các ứng dụng mới có tính ứng dụng cao, cải thiện được các bất cập sẵn có. Nhưng đồng thời cũng địi hỏi lực lượng nhân cơng có kỹ năng để phát triển và sử dụng các ứng dụng có tính phức tạp trong thời gian tới. Điều này mang lại thách thức mới trong việc đào tạo và phát triển ứng dụng rộng rãi. Các công ty cần chú tâm phân bổ chi phí đào tạo cho các chương trình, hội nghị, hội thảo cũng như các khóa học ứng dụng.
Các nguồn lực cần được tập trung thành một số quỹ khuyến học về các ngành nghề: hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử công nghệ cao và các ngành học liên quan đến công nghệ thơng tin. Tăng cường kinh phí đầu tư vào các trung tâm công nghệ thông tin, không ngừng đổi mới các ứng dụng hệ thống thương mại điện tử, khơng phụ thuộc vào các thành tựu sẵn có mà qn cơng cuộc cập nhật các tính năng hiệu quả mới cho các ứng dụng sẵn có.
Các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, phần mềm cũng cần được đầu tư từ sự kết hợp giữa các DN với nhau (B2B), điều này giúp tiết giảm chi phí nghiên cứu và ứng dụng trong thời kỳ hiện nay.
2.4.4. Khuyến khích chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi
Khơng chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, các ứng dụng TMĐT trên toàn cầu đã đạt được mức phát triển vượt bậc từ vài thập kỷ trước. Đó chính là cơ hội lớn khi đầu tư cho các kỹ sư, bộ phận quản lý tham gia các khóa học ứng dụng từ các
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
lục địa trên thế giới để nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn, áp dụng thực tế trong sản xuất và phân phối.
Tăng cường hiệu quả hợp tác giữa các đại gia lớn trong lĩnh vực bán lẻ trên thế giới nhằm đưa hình ảnh và thương hiệu các sản phẩm của Hàn Quốc ra toàn cầu. Điều này sẽ giúp các DN kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng trên các trang điện tử có khả năng chia sẻ thơng tin và kinh nghiệm giữa các đơn vị đã thành công trên thế giới. Mang lại lợi ích cho khách hàng ở tồn thế giới tiếp cận được các mặt hàng đa dạng, tính tương tác giữa DN và khách hàng được nâng cao.
Các ứng dụng và phần mềm quản lý được chuyển giao từ nước ngồi có chi phí khá cao đối với thị trường trong nước nhưng cũng khơng vì thế mà bỏ qua cơ hội được tiếp cận với những cơng nghệ mới. Cần phân bổ chi phí hợp lý để có thể tận dụng được mọi nguồn lực hỗ trợ phát triển TMĐT, đây là xu thế tất yếu trong thời kỳ số hóa hiện nay. Không thể phủ nhận những lợi ích quan trọng TMĐT đã mang lại cho cả người tiêu dùng, nhà sản xuất cũng như các kênh phân phối sản phẩm.
2.4.5. Bảo đảm an toàn cho các giao dịch điện tử
TMĐT là một hình thức kinh doanh mới lạ, nó mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều thách thức đi cùng. Hiện nay, TMĐT mang lại sự tiện lợi vơ cùng lớn đó là sự cơng khai mua bán, giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên mạng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Mọi giao dịch đều được thực hiện qua mạng nên nguy cơ thông tin cá nhân bị lộ và rủi ro bị nhiễm vi rút là rất lớn. Vì vậy vấn đề đầu tư trong việc mã hóa tăng tính bảo mật của giao dịch ln được các DN vừa và nhỏ của Hàn Quốc quan tâm. Điều này cũng được sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan an ninh mạng của quốc gia này.
Các DN Hàn Quốc là những người đầu tiên nhận ra rằng, để đạt được thành công phải bắt đầu với hệ thống trả tiền linh hoạt. Các biện pháp thanh toán linh hoạt sẽ dùng người dùng cảm thấy thoải mái hơn trong chi tiêu Internet. Do vậy, các công ty điện thoại di động đã cho phép khách hàng được thanh toán vào tài khoản điện thoại di động cho hoạt động mua hàng trên mạng. Khơng dừng lại đó, các cơng ty Hàn Quốc tiếp tục phát triển hình thức thanh tốn này bằng cách sử dụng các
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
dịch vụ thanh tốn tồn phần, cho phép người tiêu dùng có thể thanh tốn mọi khoản mua từ nhỏ cho đến những khoản chi tiêu rất lớn. Việc cải tiến hình thức thanh tốn này giúp người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện và an toàn hơn.
Các ngân hàng cũng khơng đứng ngồi cuộc trong việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử, phải kể đến như ngân hàng Shinhan, Choheung, Han, Korea Exchange và ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc đều đã phát triển và đưa ra các sản phẩm phù hợp với các khách hàng cho phép khách hàng thực hiện việc thanh toán truyền thống trực tiếp thông qua các hoạt động hợp đồng giao dịch dạng B2B.
Bên cạnh đó chính phủ Hàn Quốc cũng đã lập dàn ra Ủy ban điều hành TMĐT nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong giao dịch TMĐT. Mặt khác, Chính phủ Hàn Quốc còn cho lập văn phòng giải quyết tranh chấp tên miền vào tháng 08/2001. Văn phòng này đã tiến hành phân xử tranh chấp từ tháng 10/2013 và là trung gian xử lý các vụ tranh chấp trên biển có đi (.kr).
Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến tính xác thực của tài liệu điện tử cơ bản về TMĐT chính phủ hàn quốc đã đưa ra các quy định cụ thể cho việc trao đổi tài liệu điện tử trong TMĐT. Chữ ký điện tử được chấp nhận chính thức kể từ tháng 02/1999, được công nhận như một phương tiện bảo đảm tính xác thực tài liệu điện tử các hoạt động của TMĐT và được đưa vào chính thức hoạt động từ 01/07/1999. (Phát triển bền vững, quyển 4, số 2 (6-2014))
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HÀN QUỐC