3.2. Những yếu tố tác động đến phát triển thương mại điện tử trong các
3.2.1. Nhận thức về thương mại điện tử
Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội luôn coi TMĐT như là một ngành kinh tế mũi nhọn, khâu đột phá trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Phát triển TMĐT sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi phong cách làm việc của mỗi cá nhân, DN.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Phát triển TMĐT phải được triển khai trong sự phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế của đất nước. Sự nhận thức đó thể hiện ở các quan điểm:
- Phát triển TMĐT không phải chờ đến khi điều kiện hạ tầng đủ mới bắt đầu mà phải nhanh chóng biết sử dụng TMĐT để tạo cơ hội mở rộng thị trường quốc tế và giữ vững thị trường nội địa.
- Phát triển TMĐT đồng thời với tiếp tục cải cách nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế đất nước thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó hệ thống kinh doanh thương mại phát triển, hiện đại tương đương các nước trong khu vực.
- Phát triển TMĐT phải đồng bộ với cải cách hành chính nhà nước, tin học hóa, các cơ quan quản lý nhà nước từng bước xây dựng một chính phủ điện tử.
Phát triển TMĐT không chỉ đơn giản là mở thêm kênh bán hàng cho các DN mà còn là biện pháp cơ bản để giúp DN đổi mới quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, đó là biện pháp tích cực chủ động tham gia q trình hội nhập đang đến gần.
Từ những nhận thức trên, bài toán phát triển TMĐT phải được đặt chung trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Đầu tư ưu tiên cho CNTT hay viễn thông thực chất đã là đầu tư cho TMĐT. Phát triển TMĐT, một ứng dụng của CNTT, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho CNTT phát triển.
3.2.2. Hạ tầng công nghệ
Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và mạng Internet là ba điều kiện tiên quyết bảo đảm các dịch vụ thích hợp để phát triển TMĐT. Đồng thời cần kết cấu hạ tầng công nghệ điện tử để tạo ra các thiết bị điện tử - tin học - viễn thông; và điện lực cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, rộng khắp cho các phương tiện trên hoạt động.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet của Việt Nam đã tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về cơng nghệ, loại hình dịch vụ, giá cước thấp và mức độ phổ cập dịch vụ. Về cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ trên nền Internet phát triển, trong khu vực Đông Nam Á, hiện Việt Nam chỉ kém Singapore và Malaysia, cịn tương đương (thậm chí nhiều mặt cịn hơn) Thái Lan và Indonesia.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Từ trước khi chưa có vệ tinh riêng, trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam đã phải đi thuê kênh vệ tinh và cáp quang biển của nước ngồi để đảm bảo thơng tin, liên lạc trong nước và đi quốc tế. Do giá thuê kênh thông tin vệ tinh nước ngoài khơng rẻ nên cước viễn thơng cịn cao so với thu nhập bình quân của người dân, đặc biệt là cước đi quốc tế. Việc đưa vệ tinh Vinasat -1 vào sử dụng đã giúp Việt Nam tiết kiệm khoảng 10 triệu USD mỗi năm. Với dung lượng lớn, vệ tinh Vinasat -1 hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước và đi quốc tế trong một thời gian dài. Giá cước viễn thông đã giảm đi đáng kể. Sau khi được phóng thành cơng lên khơng gian vào lúc 5h13 phút ngày 16/5/2012, vệ tinh VINASAT-2 đã được đưa từ quỹ đạo chuyển đổi đến quỹ đạo địa tĩnh (cách trái đất gần 36.000km) và đến ngày 21/5/2012, vệ tinh VINASAT-2 đã được định vị thành cơng tại vị trí quỹ đạo 131,8 độ Đông. Cùng với VINASAT-1, vệ tinh VINASAT-2 sẽ tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, củng cố an ninh, an tồn cho mạng viễn thơng quốc gia. Với dung lượng truyền dẫn tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình, VINASAT-2 sẽ góp phần tăng cường hơn nữa năng lực hạ tầng mạng viễn thông của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực. Đồng thời, VINASAT-2 cũng sẽ đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần tăng cường khả năng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tần số quỹ đạo vệ tinh.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng viễn thơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào cáp quang biển AAG, dù rằng đây là tuyến cáp quang thường xuyên gặp trục trặc. AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway, hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ Internet như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT,… đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế. Đến nay, hơn 60 Internet quốc tế của Việt Nam đều đi qua AAG. Ngoài Việt Nam, tuyến cáp quang AAG cũng rẽ nhánh vào Philippines, Brunei, Malaysia... Trong quá trình hoạt động từ năm 2009 đến nay, tuyến cáp quang biển AAG đã vài lần gặp sự cố tại khu vực giữa Hong Kong - Việt Nam - Singapore. Lần gần nhất là đầu tháng 3-2014. Theo các chuyên gia ngành viễn thông, Việt Nam
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
chọn th tuyến cáp AAG vì chi phí thấp hơn gần 1/3 so với các tuyến khác trong khu vực.