Vai trò của thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

1.2. Khái quát về lĩnh vực bán lẻ

1.2.4. Vai trò của thị trường bán lẻ

1.2.4.1. Thị trường bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng

Thị trường bán lẻ đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nhà sản xuất ln phải sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn nhằm đảm bảo lợi nhuận. Đồng thời nhà sản xuất cũng không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư vốn và cơng nghệ để xây dựng các xí nghiệp lớn, mở rộng dây chuyền sản xuất để đạt được hiệu quả sản xuất quy mô. Ngược lại với nhà sản xuất, người tiêu dùng lại có nhu cầu về nhiều loại hàng hóa với khối lượng nhỏ. Như vậy việc nhà sản xuất sản xuất khối lượng lớn một số loại sản phẩm mâu thuẫn với nhu cầu về số lượng nhỏ nhưng chủng loại đa dạng của người tiêu dùng. Người giải quyết mâu thuẫn này chính là nhà bán lẻ trên thị trường bán lẻ. Họ mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhiêu và bán lại cho người tiêu dùng. Như vậy, thị trường bán lẻ đã đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ cịn giúp giải quyết sự khác biệt về không gian và thời gian giữa nhà sản xuất và tiêu dùng. Hàng hóa được sản xuất ở một địa điểm nhất định, cịn người tiêu dùng có mặt ở khắp mọi nơi. Hơn nữa ngay trong một khu vực trên thị trường, người tiêu dùng cũng khác nhau về nhu cầu, cách sử dụng, mục đích mua sắm, số lượng, chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, hoạt động dịch vụ. Đơi khi thời điểm sản xuất lại không trùng khớp với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Hàng hóa được sản xuất ra cùng một lúc và với số lượng lớn còn tiêu dùng lại diễn ra quanh năm hoặc ngược lại. Điều này đòi hỏi nhu cầu phải dự trữ hàng hóa. Thị trường bán lẻ sẽ giúp giải quyết vấn đề này trong q trình phân phối hàng hóa. Nó đảm bảo việc cung cấp đủ số lượng, đúng nhu cầu và kịp thời gian so với nhu cầu của người tiêu dùng.

1.2.4.2. Thị trường bán lẻ cung cấp thông tin từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và ngược lại

Các sản phẩm chủ yếu được phân phối thông qua cầu nối trung gian là nhà bán lẻ nên nhà bán lẻ chính là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ biết được nhu cầu, thị hiếu và thói quen mua sắm của khách hàng. Do đó, nhà bán lẻ có thể cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất những thơng tin phản hồi từ phía người tiêu dùng. Các thông tin thu thập được từ nhà bán lẻ sẽ giúp người sản xuất biết được nhu cầu của thị trường từ đó định hướng sản xuất. Việc am hiểu thị trường, am hiểu người tiêu dùng là vô cùng cần thiết đối với nhà sản xuất bởi người nào nắm bắt được nhu cầu của thị trường người đó sẽ có được lợi thế trong kinh doanh. Ngược lại, nhà bán lẻ cũng cung cấp các thông tin về hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Họ cũng chính là người trực tiếp thực hiện công việc tạo dựng và duy trì mối liên hệ với người tiêu dùng nói chung và những khách hàng mục tiêu của nhà sản xuất nói riêng.

1.2.4.3. Thị trường bán lẻ phản ảnh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống của người dân

Những năm gần đây, dịch vụ phân phối đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Thị trường bán lẻ không chỉ giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất mà cịn góp phần gia tăng GDP chung cho cả nước. Nhìn vào tổng mức lưu chuyển hàng hóa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

bán lẻ, ta có thể xác định được mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, xu hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Hoạt động phân phối bán lẻ cũng góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, giảm thiểu áp lực lao động cho một nước đơng dân như Việt Nam.

Bên cạnh đó, mức tiêu dùng hàng hóa trên thị trường bán lẻ cũng phản ánh đời sống của người dân trong toàn xã hội. Sức mua trên thị trường bán lẻ tăng chứng tỏ đời sống của người dân đã được cải thiện. Thị trường bán lẻ phát triển sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của người tiêu dùng; đưa hàng hóa đến tất cả các thị trường dù ở vùng miền nào.

Thị trường là điều kiện cần thiết đối với sản xuất và kinh doanh. Mục đích của sản xuất hàng hóa là để bán, để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng hóa muốn đến tay người tiêu dùng đều phải thông qua hệ thống phân phối bán lẻ. Vì vậy, khi thị trường bán lẻ cịn hoạt động thì sản xuất, kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển được.

1.2.4.4. Thị trường bán lẻ giữ vai trị quan trọng trong q trình tái sản xuất xã hội.

Thị trường bán lẻ đảm bảo một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất là khâu tiêu dùng (quá trình tái sản xuất bao gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng). Thị trường bán lẻ là trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó nó tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng. Thị trường bán lẻ quyết định việc nên sản xuất những mặt hàng nào và chủng loại, mẫu mã của hàng hóa đó. Những diễn biến trên thị trường bản lẻ sẽ buộc các nhà sản xuất phải tính tốn kế hoạch và phương thức kinh doanh cho phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Còn đối với tiêu dùng, phương thức kinh doanh, phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tác động đến cách mua sắm của người tiêu dùng. Khách hàng sẽ bị chi phối bởi những thơng tin về hàng hóa, dịch vụ mà các nhà bán lẻ đưa ra. Có thể nói, thị trường bán lẻ đang ngày càng củng cố vai trò là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

1.2.4.5. Thông qua thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ xây dựng những chính sách phù hợp để phát triển nền kinh tế và định hướng tiêu dùng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thị trường bán lẻ liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân nên nó cũng phản ánh tình hình của tồn bộ nền kinh tế. Dựa vào cung cầu trên thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ xây dựng định hướng cho sản xuất và tiêu dùng, thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho thị trường tăng trưởng ổn định. Nhà nước sẽ dẫn dắt nhà sản xuất tập trung vào nhu cầu thị trường, vào những ngành sản xuất đang được khuyến khích phát triển. Về phía tiêu dùng, thơng qua thị trường bán lẻ Nhà nước có thể định hướng tiêu dùng của người dân vào các mặt hàng trọng điểm, những mặt hàng được sản xuất trong nước, từ đó nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. Ngoài ra, bằng cách nghiên cứu những diễn biến trên thị trường bán lẻ, Nhà nước cũng sẽ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ trên thị trường, giúp cho thị trường ổn định và phát triển, thực hiện công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)