Cấu trúc thị trường bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

2.2. Tổng quan về lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam

2.2.3. Cấu trúc thị trường bán lẻ Việt Nam

Lĩnh vực bán lẻ được xem là lĩnh vực có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Thị trường đang trải qua quá trình biến đổi dẫn tới sự hình thành của các cửa hàng lớn và các trung tâm mua sắm hiện đại. Đến nay, khách hàng ở khu vực đô thị, nhất là tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đang từng bước hình thành thói quen mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy vậy, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, các cửa hàng bán lẻ độc lập do các hộ gia đình kinh doanh chiếm ưu thế thống trị trên

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 GDP (tỷ USD)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thị trường. Theo Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, kênh bán lẻ hiện đại Việt Nam hiện chỉ chiếm 25% thị phần, thấp hơn các nước trong khu vực như Philippines 33%, Thái Lan 34%, Trung Quốc 51%, Malaysia 60% và Singapore lên đến 90%. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ kênh bán lẻ hiện đại lên 45%.

Trung tâm thƣơng mại

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành bán lẻ, sự gia tăng các kênh bán lẻ hiện đại, các trung tâm thương mại dần xuất hiện ở Việt Nam và tăng lên nhanh chóng về cả số lượng lẫn chất lượng. Năm 2009, Việt Nam chỉ có 85 trung tâm thương mại nhưng đến năm cuối năm 2013, con số này đã tăng lên đến 132 trung tâm thương mại tăng 15% so với năm 2012 (theo số liệu Tổng cục thống kê). Theo thống kê của CBRE Việt Nam, tính đến cuối năm 2014, TP.HCM có 34 trung tâm thương mại với các trung tâm mua sắm cao câp như Saigon Square, Diamond plaza, Parkson, Vincom, Saigon Centre,… Còn tại Hà Nội hiện có 28 trung tâm thương mại. Năm 2014, tập đồn Vingroup chính thức cho khai trương trung tâm thương mại ngầm lớn nhất Đông Nam Á – Vincom Mega Mall Royal City với tổng diện tích lên đến hơn 230.000 m2. Bên cạnh đó, tháng 9/2014, Lotte Mart cũng khai trương trung tâm thương mại thứ 8 tại Hà Nội. Trong năm 2015, các dự án trung tâm thương mại tiếp tục được thực hiện.

Siêu thị:

Nhận thức về việc mua sắm tại siêu thị của người dân dần được nâng lên. Số siêu thị trên cả nước tăng dần qua các năm. Năm 1995, Việt Nam mới có 10 siêu thị. Con số này tăng lên nhanh chóng lên 451 siêu thị năm 2009. Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có 724 siêu thị, tăng 10% so với năm 2012. Sự phổ biến của các siêu thị khiến cho khách hàng có yêu cầu cao hơn về chủng loại mặt hàng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà các siêu thị cung cấp. Hơn nữa, bên cạnh việc tăng số lượng các siêu thị ở Việt Nam thì quy mơ hoạt động của các siêu thị cũng thay đổi. Quy mô của các siêu thị trung bình khoảng 25.000m2

– 50.000m2 so với 5.000m2 – 8.000m2 vào thời gian đầu phát triển.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.7: Số lƣợng siêu thị trên cả nƣớc tính đến 31/12 hàng năm giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: Siêu thị

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong năm 2014, thị trường bán lẻ Việt Nam càng trở nên hấp dẫn với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đầu tiên là Vingroup, sau một tháng khai trương siêu thị VinMart đầu tiên tại quận Thủ Đức, Vincom Retail – đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart – tiếp tục khai trương siêu thị VinMart Đồng Khởi ngay tại Trung tâm thương mại Vincom ở quận 1, TP. HCM. Ngoài ra các thương hiệu lớn như Big C, Lotte liên tục mở rộng quy mơ siêu thị. Thị trường cịn có thêm nhiều thương hiệu bán lẻ ngoại lớn tham gia qua hình thức mở mới hoặc mua lại các thương hiệu trong nước. Đơn cử như Tập đoàn Aeon đến từ Nhật sau khi mở hai siêu thị lớn tại TP. HCM và Bình Dương, đã đầu tư vốn vào hai chuỗi siêu thị bán lẻ lớn tại Việt Nam là Fivimart và Citimart. Hiện Fivimart có 18 siêu thị tại Hà Nội và Citimart có 28 siêu thị, chủ yếu tại TP. HCM. Còn chuỗi siêu thị đến từ Hàn Quốc Lotte Mart, cuối năm 2014 đã khai trương siêu thị thứ 10 tại Q. Tân Bình, TP. HCM. Bên cạnh đó, Metro Cash & Carry đã mở 19 siêu thị tại Việt Nam

Cửa hàng tiện dụng: 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2009 2010 2011 2012 2013 Siêu thị

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Số lượng các cửa hàng tiện dụng ở TP. HCM đang tăng lên nhanh chóng, biến thành phố thành một thị trường bán lẻ hấp dẫn với các hình thức bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên các cửa hàng tiện lợi phần lớn thuộc sở hữa của các doanh nghiệp nước ngoài. Mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2008, đến nay Circle K (Mỹ) đã có tới 105 cửa hàng tại TP. HCM, trong đó riêng quận 1 có tới 46 cửa hàng. Vào Việt Nam trước Circle K chừng 3 năm, đến nay hệ thống Shop & Go đã phủ kín TP. HCM và Hà Nội với 126 cửa hàng. Năm 2011, một liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản thành lập để phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam có tên Family Mart. Hai năm sau, Family Mart đã có 42 cửa hàng ở TP. HCM. Tuy nhiên, giữa năm 2013, các cửa hàng Family Mart dần đổi thương hiệu thành B’s mart và đã tăng lên tổng cộng 97 cửa hàng tại TP. HCM. Ngoài ra, C Express (một thương hiệu thuộc siêu thị Big C) cũng đã có chừng 10 cửa hàng tiện lợi ở TP. Hồ Chí Minh. Tính chung hiện nay đã có khoảng 350 cửa hàng tiện lợi của nước ngoài ở Việt Nam.

Trong khi đó, cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu Việt Nam rất ít ỏi. Nổi bật nhất chỉ có hai thương hiệu đều của nhà nước là Co.op Food (Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Sài Gòn) và Satrafoods (Tổng cơng ty thương mại Sài Gịn), nhưng số lượng khơng nhiều và mới chỉ có ở TP.HCM. Cụ thể, Co.op Food hiện có 56 cửa hàng và Satrafoods có 45 cửa hàng. Một điều dễ dàng nhận thấy, các địa điểm mà hai hệ thống này đặt cửa hàng đều không mấy “tiện lợi” so với những thương hiệu nước ngồi. Tại Hà Nội, đến nay chưa có nhiều thương hiệu cửa hàng tiện lợi nước ngoài xuất hiện, nhưng dự báo sắp tới những tên tuổi đã khẳng định vị trí ở TP.HCM sẽ gia nhập thị trường bán lẻ ở Hà Nội. Các cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội hiện tại có hệ thống Hapro (Tổng cơng ty thương mại Hà Nội), tuy nhiên số lượng không nhiều với 20 cửa hàng Hapromart và 13 cửa hàng, quầy hàng Haprofood.

Do Việt Nam vẫn là một thị trường đang phát triển và các cửa hàng tiện dụng vẫn chưa đạt đến mức phát triển cao nhất, cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì triển vọng phát triển cho các cửa hàng tiện dụng là đầy hứa hẹn. Do đó, các cơng ty bán lẻ lớn trong và ngoài nước đang chủ trương mở thêm các cửa hàng tiện dụng mới ở Việt Nam. Sự phát triển của các cửa hàng tiện dụng sẽ là biểu hiện của q trình hiện đại hóa thị trường bán lẻ Việt Nam. Việc chuyển đổi từ các cửa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hàng tạp hóa truyền thống sang các cửa hàng tiện lợi sẽ góp phần nâng cao chất lượng kênh phân phối bán lẻ trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Chợ truyền thống:

Mặc dù các kênh bán lẻ hiện đại phát triển nhanh chóng với số lượng gia tăng nhanh, nhưng chợ truyền thống vẫn đóng vai trị quan trọng trong thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo số liệu Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2013, cả nước có 8.546 chợ các loại, với số chợ ở nông thôn chiếm khoảng 86%. Trong đó, số chợ hạng I chiếm 2,89%, chợ hạng II chiếm 10,83% và chợ hạng III chiếm 86,28%. Ở khu vực nông thôn, chủ yếu các chợ truyền thống là chợ hạng III, trong đó nhiều chợ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu và yếu kém. Lượng hàng hóa được mua bán, lưu thơng qua hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn cả nước là vào khoảng trên 40%, tỷ lệ này đối với các khu vực nơng thơn cao hơn nhiều, ước tính khoảng 90%. Do đó, đây là cơ hội cho các nhà bán lẻ nước ngoài mở các cửa hàng bán lẻ hiện đại và chuyển thị trường bán lẻ manh nhún, nhỏ lẻ thành một thị trường có tổ chức, có sự chuyên nghiệp và hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)