Tình hình hoạt động mua lại và sáp nhập của các doanh nghiệp bán

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

1.3. Hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ trên thế giới

1.3.1. Tình hình hoạt động mua lại và sáp nhập của các doanh nghiệp bán

1.3.1. Tình hình hoạt động mua lại và sáp nhập của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới trên thế giới

Sau giai đoạn bùng nổ năm 2011, từ năm 2012 hoạt động M&A trên thế giới có xu hướng giảm nhẹ và dần ổn định cho đến năm 2014, hoạt động M&A đã phát triển mạnh trở lại.

Hình 1.3: Hoạt động M&A trên thế giới giai đoạn 2000 – 2014

(Nguồn: Báo cáo hoạt động M&A 2015, WilmerHale)

25907 22907 21580 23482 29576 32511 31281 31833 23589 19127 27926 30262 28601 26409 31427 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 Số lượng Giá trị (tỷ USD)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Từ hình 1.3, có thể thấy hoạt động M&A biến động qua các giai đoạn, từ năm 2009 hoạt động M&A bắt đầu hồi phục và phát triển nhanh đến năm 2011 với hơn 30.200 thương vụ có tổng giá trị giao dịch hơn 2.000 tỷ USD. Tuy nhiên kể từ sau năm 2011, cả số lượng và giá trị giao dịch M&A giảm dần. Năm 2013, số lượng các thương vụ M&A giảm nhẹ gần 8% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này với tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Tuy nhiên, đến năm 2014 trước sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, hoạt động M&A cũng chứng kiến sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ với số thương vụ tăng gần 4.500 so với năm 2013 (tức là tăng gần 17%), đồng thời tổng giá trị giao dịch cũng tăng mạnh, đạt kỷ lục trong giai đoạn 2000 – 2014 với mức gần 3.000 tỷ USD. Điều này cho thấy dấu hiệu của làn sóng phát triển M&A thứ hai trong các năm tiếp theo.

Cùng với xu hướng giảm nhẹ của hoạt động M&A trong tất cả các lĩnh vực từ sau năm 2011 đến năm 2013, thì số lượng các thương vụ M&A trong lĩnh vực bán lẻ cũng có xu hướng giảm nhẹ.

Hình 1.4: Số lƣợng các thƣơng vụ M&A trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng trên thế giới

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Có thể thấy, số lượng các thương vụ M&A trong ngành bán lẻ và tiêu dùng giảm ở cả ba khu vực Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Phi, tuy nhiên, lại tăng nhẹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Trong đó hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ nhất tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương do sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc,… với số lượng thương vụ lớn nhất trong cả ba năm: năm 2011 là 229 vụ, năm 2012 là 240 vụ và nửa đầu năm 2013 là hơn 90 thương vụ. Bên cạnh đó, một xu hướng khác là các doanh nghiệp Châu Âu có xu hướng gia tăng đầu tư sang thị trường Bắc Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương khi mà số lượng các thương vụ M&A của doanh nghiệp Châu Âu đầu tư ra các thị trường bên ngoài tăng dần qua các năm tương ứng với hoạt động M&A liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ tăng lên.

Bảng 1.1: Hoạt động M&A của các doanh nghiệp Châu Âu trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng tại các thị trƣờng khác trên thế giới năm 2013

Bắc Mỹ Nam Mỹ Châu Á – Thái Bình Dƣơng Châu Phi Tổng số Số thƣơng vụ 4 1 3 1 9 Tổng giá trị (triệu USD) 2.231 121 5.657 102 8.110 Giá trị trung bình thƣơng vụ (triệu USD) 558 121 1.886 102 901

(Nguồn: Phân tích của Thomson Reuters về M&A, PricewaterhouseCoopers) Có thể thấy rõ từ bảng trên là thị trường Bắc Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương là hai thị trường được chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp bán lẻ Châu Âu, đặc biệt là thị trường Châu Á – Thái Bình Dương đầy tiềm năng. Một điều đáng chú ý là giá trị thương vụ M&A tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương cũng cao hơn hẳn các thị trường khác, gấp 3 lần giá trị thương vụ tại thị trường Bắc Mỹ. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường Châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian tới.

Tương tự, hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng ở thị trường mới nổi (BRICs) cũng giảm nhẹ năm 2012 và 2013. BRICs là từ viết tắt theo chữ cái đầu tên tiếng Anh của năm nước: Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, là

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

có hoạt động M&A diễn ra mạnh nhất, chiếm nửa tổng số thương vụ tại các nước mới nổi.

Hình 1.5: Phân bổ theo khu vực các giao dịch M&A trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng tại thị trƣờng mới nổi (BRICs) giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Phân tích của Thomson Reuters về M&A, PricewaterhouseCoopers) Có thể thấy số lượng giao dịch M&A trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng tại các nước BRICs giảm đều năm 2012 và năm 2013 do cũng chịu tác động của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn này. Hình 1.5 cho thấy phần lớn các thương vụ M&A diễn ra ở Trung Quốc với số lượng chiếm xấp xỉ 60% tổng số mỗi năm, cho thấy sự vượt trội phát triển M&A của Trung Quốc.

Ngoài ra, hoạt động mua lại và sáp nhập trên thị trường bán lẻ còn tập trung nhiều vào ngành hàng ăn uống với chiếm gần 40% tổng số thương vụ trong năm 2013 (theo số liệu phân tích của Thomson Reuters)

4 4 25 52 85 6 8 17 44 75 2 3 12 40 66 Nga Ấn Độ Brazil Trung Quốc Tổng số 2013 2012 2011

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.2: Các thƣơng vụ M&A điển hình trong lĩnh vực bán lẻ trên thế giới năm 2013

Bên bán Quốc gia Bên mua Quốc gia Giá trị thƣơng vụ (tỷ USD)

Canada Safeway Ltd

Canada Empire Co. Ltd Canada 5,68

Siam Makro PCL

Thailand CP ALL PCL Thailand 4,22

New Albertsons Inc

Mỹ AB Acquistion LLC

Mỹ 3,30

ICA AB Thụy Điển ICA-handlarnas Forbun AB

Thụy Điển 3,13

Alliance Boots GmbH

Thụy Sĩ Walgreen Co Mỹ 9,49

(Nguồn: Phân tích của Thomson Reuters về M&A, PricewaterhouseCoopers) Có thể thấy trong năm thương vụ M&A kể trên, chỉ có duy nhất một thương vụ được thực hiện bởi doanh nghiệp Châu Á, tuy nhiên giá trị thương vụ lại cao thứ hai cho thấy hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ ở thị trường Châu Á tuy còn khá mới nhưng có tiềm năng phát triển trong những năm tới. Một điều đáng nói nữa là 4 trên 5 thương vụ M&A trong lĩnh vực bán lẻ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia do sự khó thâm nhập đối với thị trường nước ngồi và chính sách bảo hộ của các nước trong lĩnh vực bán lẻ.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)