Đặc điểm nổi bật của hoạt động M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

2.1. Tổng quan về hoạt động M&A tại Việt Nam

2.1.3. Đặc điểm nổi bật của hoạt động M&A ở Việt Nam

Nhìn chung, thị trường M&A của Việt Nam tuy cịn non trẻ nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và qua hoạt động của thị trường M&A của Việt Nam có thể rút ra một số đánh giá như sau:

Đa số các vụ M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngồi

Chỉ có một vài vụ sáp nhập giữa doanh nghiệp trong nước như Ngân hàng ACB mua Ngân hàng Đại Á, Công ty Kinh Đô mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh, hầu hết những vụ cịn lại đều có sự tham gia của ít nhất một bên là doanh nghiệp nước ngồi. Trong đó, có trường hợp doanh nghiệp nước ngoài mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chiến lược của doanh nghiệp trong nước. Ngược lại cũng có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngồi. Trên thực tế, cịn có trường hợp sáp nhập giữa hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Có thể giải thích sự hiện diện phổ biến của yếu tố nước ngoài trong các M&A của Việt Nam bởi ba lý do:

Thứ nhất, doanh nghiệp nước ngồi có ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản

lý trong việc tiến hành thuần thục các hoạt động M&A, trong khi doanh nghiệp Việt Nam cịn bỡ ngỡ, nên khơng thể nắm thế chủ động trong hoạt động này.

Thứ hai, doanh nghiệp nước ngoài mới tạo ra nguồn “hàng hóa” tốt cho cả

cung và cầu M&A. Với tiềm lực tài chính của mình, họ mới là khách hàng của những thương vụ hàng chục triệu USD mà nhiều doanh nghiệp trong nước không thể với tới. Mặt khác các doanh nghiệp trong nước chỉ muốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài nhằm khai thác những thương hiệu tên tuổi và bề dày kinh nghiệm quản lý của họ.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ ba, M&A là một hình thức đầu tư nước ngoài hiệu quả và phổ biến giúp

các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa mà khơng phải chịu phí tổn thành lập, xây dựng thương hiệu và thị phần ban đầu. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường dịch vụ được bảo hộ theo lộ trình cam kết WTO thì M&A là một trong những con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận mạng lưới dịch vụ của Việt Nam. (Phạm Trí Hùng & Đặng Thế Đức, 2011)

Hình thức các vụ M&A ở Việt Nam chủ yếu mang tính chất hợp tác

Những năm qua các công ty trong nước thường sử dụng phương thức kêu gọi nhà đầu tư chiến lược trong và ngồi nước đầu tư vào cơng ty mình thơng qua hoạt động M&A, nó mang lại cho nhà đầu tư những lợi ích nhất định. Các thương vụ M&A thể hiện rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang hơi hướng của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài như trước đây. Tuy vậy, một số thủ đoạn lắt léo trong thâu tóm doanh nghiệp (vụ CocaCola Việt Nam) và đối thủ (kem đánh răng Dạ Lan) cũng đã từng được sử dụng một cách bài bản.

Cách thức xây dựng, tổ chức thị trường M&A cũng thể hiện nhiều bất cập.

Ở Việt Nam có một số trang web như muabancongty.com hay muabandoanhnghiep.com được thành lập và được coi là “sàn giao dịch” của thị trường M&A. Tuy nhiên, thực tế hoạt động M&A trên thế giới không diễn ra trên những trang web mang tính chất “rao vặt” như vậy. Ngược lại, chúng được thực hiện qua những tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, trong những phịng họp kín. Nội dung thương thảo M&A bao giờ cũng được giữ tuyệt mật cho đến phút chót bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các cơng ty, thậm chí hủy hoạt ngay cả dự định sáp nhập đang được tiến hành. Do đó, những trao đổi thể hiện trên các trang web như cách một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm chỉ phù hợp để tìm kiếm cơ hội mua bán các cơ sở sản xuất, cửa hàng, thương hiệu rất khiêm tốn.

Tâm điểm của hoạt động M&A chính là các cơng ty tư vấn chun nghiệp về hoạt động này. Họ vừa đóng vai trị mơi giới vừa làm tư vấn cho các bên trong vụ M&A. Muốn phát triển thị trường M&A ở Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần phải nhắm vào việc tăng cường năng lực và mở rộng hoạt động

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

của các công ty tư vấn tài chính và đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)