Chú trọng đến vấn đề thương hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 82)

3.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

3.3.3. Chú trọng đến vấn đề thương hiệu

Hiện nay, đa số các hoạt động M&A ở Việt Nam được xúc tiến từ ba nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, góp vốn để cùng khai thác lợi thế thương hiệu, lợi thế thị trường khi thấy một doanh nghiệp làm ăn thành công; thứ hai, doanh nghiệp mạnh hơn mua lại doanh nghiệp yếu kém nhằm sử dụng cơ sở hạ tầng và các quan hệ khách hàng sẵn có; thứ ba, mua lại doanh nghiệp có thương hiệu tốt nhưng làm ăn không hiệu quả để khai thác lại thương hiệu. Như vậy, dễ dàng thấy, thương hiệu là

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tài sản vơ hình vơ cùng quan trọng, thậm chí trong một số trường hợp cịn được coi là mục đích chính của giao dịch M&A. Việc đánh giá giá trị thương hiệu quyết định phần lớn sự thành công của các thương vụ. Tuy nhiên, việc xác định giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn đang trong một vòng luẩn quẩn và vướng mắc rất nhiều. Ở nước ta hiện nay, các tổ chức làm dịch vụ thẩm định giá có đủ uy tín và năng lực thực hiện định giá thương hiệu trên thị trường cịn ít. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho việc xác định giá trị thương hiệu cũng thiếu.

Để xác định giá trị thương hiệu khi thực hiện giao dịch M&A thì doanh nghiệp Việt Nam cần nắm được điểm mạnh cũng như điểm yếu của thương hiệu được sáp nhập để từ đó có thể đánh giá được mức độ tương thích của thương hiệu này với chiến lược thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp nên tìm đến các chuyên gia tư vấn thương hiệu ngay trong giai đoạn đàm phán giao dịch M&A. Còn đối với doanh nghiệp Việt Nam ở vị trí là bên bán thì cần nắm được chiến lược thương hiệu bên mua trước khi bắt tay vào ký kết hợp đồng M&A để có thể đàm phán được một mức giá khơng thiệt thịi cho thương hiệu của mình. Doanh nghiệp cũng nên chủ động xác định các giá trị thương hiệu để quản lý và thông tin qua các báo cáo. Việc dùng đến một bên thứ ba cho chuẩn bị và biên soạn các báo cáo về thương hiệu đóng góp thêm cho việc định giá thương hiệu của doanh nghiệp.

Đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, vấn đề thương hiệu lại càng quan trọng, nó ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp từ đó quyết định doanh nghiệp kinh doanh thành cơng hay khơng. Do đó, chú trọng đến vấn đề thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp có lợi hơn trong các thương vụ M&A để đưa ra mức giá hợp lý, có lợi nhất cho doanh nghiệp mình.

3.3.4. Xây dựng kế hoạch hịa hợp văn hóa doanh nghiệp và nhân sự cho hoạt

động M&A

Có một thực tế là sau khi hợp đồng ký kết, doanh nghiệp được M&A lại không hoạt động tốt như kỳ vọng. Tại Việt Nam, nhiều thương vụ chỉ sau một thời gian ngắn, nhà đầu tư thoái vốn hoặc bản thân doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, lãnh đạo cao cấp phải rời khỏi các chức vụ đang nắm giữ. Việc bên mua và bên bán đạt được những thỏa thuận cho thương vụ M&A chỉ là sự khởi đầu, còn rất nhiều gian nan

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sau khi M&A để phát triển doanh nghiệp. Gian nan ở đây là việc hai hệ thống quản trị, hai văn hóa, nhân sự của hai cơng ty độc lập chưa tương thích với nhau.

Ban điều hành doanh nghiệp mới sau khi thực hiện M&A cần phải xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mới phù hợp với tình hình mới để đảm bảo yếu tố hợp tác nội bộ được ưu tiên hàng đầu. Để tạo ra sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp cần sự ủng hộ của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi mua lại và sáp nhập có thể thực hiện các biện pháp sau đây để tạo sự phù hợp về văn hóa sau M&A:

- Xây dựng những tuyên bố về giá trị và niềm tin, tác động tới nhận thức của nhân viên về mơi trường văn hóa mà doanh nghiệp bán lẻ muốn xây dựng và những hành động, hành vi của họ phải thực hiện để phản ánh được những nét văn hóa mới. - Thơng báo cho tất cả các nhân viên về quá trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự cam kết của nhân viên. Các nhân viên cần được khích lệ rằng những gì họ mong đợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

- Điều chỉnh lại các quy chế nội bộ. Q trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp diễn ra đồng bộ thống nhất trong toàn bộ doanh nghiệp bán lẻ. Vì vậy, việc xem xét lại các chế độ chính sách nội bộ như quy chế phối hợp giữa các bộ phận, chế độ khen thưởng kỷ luật, quy chế làm việc,… phải được điều chỉnh phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp mới.

Đối với vấn đề nhân sự sau giao dịch M&A, nếu khơng có sự điều hành nhân sự tốt sẽ dẫn tới sự bất mãn và xung đột giữa người mới và người cũ và tạo ra những tâm lý khơng cịn động lực để cống hiến, khiến một số lớn những người có kinh nghiệm, am hiểu thị trường, gắn bó với khách hàng lâu năm ra đi. Đây sẽ là tổn thất lớn đối với doanh nghiệp bán lẻ. Dó vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đãi ngộ tốt để xây dựng lòng trung thành của họ cũng như giữa được lịng trung thành của khách hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình cơ cấu lại sau sáp nhập, nếu cần sa thải nhân viên cũ thì phải có sự giải thích rõ ràng và phải có chế độ bồi thường hợp lý. Có như vậy, mới tạo được niềm tin cũng như sự ủng hộ của đội ngũ nhân viên tiếp tục làm việc.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Văn hóa và nhân sự là hai yếu tố cốt lõi bên trong quyết định sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng. Thương vụ M&A chỉ thực sự thành cơng khi doanh nghiệp hịa hợp được vấn đề văn hóa và xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sau M&A tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, xây dựng kế hoạch hịa hợp văn hóa doanh nghiệp và nhân sự thực sự quan trọng, là bước đầu tiên doanh nghiệp cần tiến hành sau thương vụ mua lại và sáp nhập.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

KẾT LUẬN

Với cơ cấu dân số trẻ, sức mua ngày càng được cải thiện cùng điều kiện ổn định của kinh tế vĩ mô, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động. Hơn nữa, từ năm 2015, thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn theo cam kết với WTO, cùng cam kết gỡ bỏ rào cản thuế quan cho khu vực kinh tế chung ASEAN chính thức có hiệu lực, đây chính là thời cơ cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngồi thâm nhập thị trường Việt Nam. Đó là lý do dễ hiểu khi thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ ngày càng sôi động và cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, M&A được coi là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất trong hoạt động đầu tư, xâm nhập thị trường. Còn với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước sức ép cạnh tranh của thị trường, M&A được coi là “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Việc phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ góp phần thúc đẩy hơn sự phát triển của ngành bán lẻ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, vẫn có những tác động tiêu cực do hoạt động M&A mang lại, cần có sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp bán lẻ trong nước để hạn chế mức tối đa tác động tiêu cực của nó.

Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, nhận thức được vai trò quan trọng của thị trường bán lẻ cũng như

hoạt động M&A để phát triển nền kinh tế ở nước ta. Cùng với sự phát triển của hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ trên thế giới, sự phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực này tại Việt Nam cũng là điều tất yếu trong thời gian tới.

Thứ hai, thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ cho thấy tiềm năng

phát triển của hoạt động này tại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ vẫn gặp phải những khó khăn nhất định.

Thứ ba, cũng từ thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam

cùng phân tích một vài thương vụ điển hình, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hoạt động mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

Mặc dù còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu, tác giả hy vọng những đóng góp và giải pháp của mình sẽ hữu ích trong việc phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ từ đó phát triển ngành bán lẻ Việt Nam cũng như nền kinh tế nước nhà trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức, 2011, M&A Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội

2. Nguyễn Việt Khôi và các cộng sự, 2014, Báo cáo hoạt động M&A Việt Nam

2013 và triển vọng 2014 – 2018, Diễn đàn M&A Việt Nam

3. Vũ Chí Lộc, 2012, Giáo trình đầu tư quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương 4. Đặng Xuân Minh và các cộng sự, Hoạt động M&A tại Việt Nam 2011 – 2012

Năm của kỷ lục và cảm xúc, Ấn phẩm Toàn cảnh thị trường mua bán – sáp

nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Philip Kotler và Gary Armstrong, 2003, Nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội

6. Philip Kotler, 2013, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội

7. Luật Doanh nghiệp năm 2005 8. Luật Doanh nghiệp năm 2014 9. Luật Đầu tư năm 2005

10. Luật Đầu tư năm 2014 11. Luật Cạnh tranh năm 2004 12. Luật Chứng khoán năm 2006

II. Tài liệu Tiếng Anh

1. Andrew J. Sherman, 2010, Mergers and Acquistions from A to Z,

AMACOM, New York

2. Barton Weitz and Michael Levy, 2011, Retailing Management, Edition 8th, McGraw-Hill Higher Education

3. Deloitte, 2014, M&A trends report 2014: A comprehensive look at the M&A

market, Deloitte.

4. PwC, 2014, M&A Insights into the Retail & Consumer industry 2012/13,

PricewaterhouseCoopers

5. PwC US, 2014, US retail and consumer deals insights Q3 2014 update,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

6. Wilmerhale, 2015, 2015 M&A Report, Wilmer Cutler Pickering Hale and

Dorr LLP, Bostion

III. Tài liệu điện tử

1. Lê Anh, 2015, Thị trường bán lẻ Việt Nam: Hợp tác là xu hướng chủ đạo,

Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Thi-truong-ban-le-Viet-Nam-Hop- tac-la-xu-huong-chu-dao/219917.vgp, truy cập này 07/04/2015

2. Trần Đình Cung, 2014, Hoàn thiện hành lang pháp lý cho M&A, Đầu tư

Chứng khoán, http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/hoan-thien-hanh- lang-phap-ly-cho-ma-100712.html, truy cập ngày 10/04/2015

3. Minh Hào, 2014, Citimart – Aeon: Bước trên vai người khổng lồ, CAFEBIZ Việt Nam, http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/citimart-aeon-buoc-tren- vai-nguoi-khong-lo-2014112212222519.chn, truy cập ngày 25/04/2015

4. Lê Xuân Hiền, 2014, Những đổi mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014,

Thư viện pháp luật, http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thong-bao-van-ban- moi/email/8770/nhung-doi-moi-noi-bat-cua-luat-doanh-nghiep-2014, truy cập ngày: 25/04/2015

5. Bùi Huyền, 2015, Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014 – sản phẩm của sự đổi mới

toàn diện và đột phá về thể chế, mở ra mơi trường đầu tư thơng thốn, Bộ

Tư pháp, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=6390, truy cập ngày 25/04/2015

6. Thành Long, 2015, Nhìn lại hoạt động M&A 2014 và xu hướng 2015,

CAFEF, http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/nhin-lai-hoat-dong-ma- 2014-va-xu-huong-2015-20150128160356231.chn, truy cập ngày 01/04/2015

7. Hồng Nga, 2014, Thị trường bán lẻ: Thời thế mới, Báo doanh nhân Sài Gòn,

http://www.doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam-an/thi-truong-ban-le-thoi-the- moi/1084578/, truy cập ngày: 20/04/2015

8. Hữu Tuấn, 2014, Cần có nghị định quản lý hoạt động M&A, Báo Đầu tư,

http://baodautu.vn/can-co-nghi-dinh-quan-ly-hoat-dong-ma-d1707.html, truy

cập ngày: 25/04/2015

9. Thanh niên, 2015, Khốc liệt “cuộc chiến” giành thị phần của các đại gia bán lẻ, Báo Tiền phong, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/khoc-liet-cuoc-

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chien-gianh-thi-phan-cua-cac-dai-gia-ban-le-844756.tpo, truy cập ngày:

08/04/2015

10. John Ditty, 2014, Hoạt động Mua lại và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam – Nắm bắt làn sóng M&A thứ hai, Diễn đàn M&A Việt Nam,

http://maf.vn/hinhanh/tintuc/N%E1%BA%AFm%20b%E1%BA%AFt%20l %C3%A0n%20s%C3%B3ng%20M&A%20th%E1%BB%A9%20hai- JohnDitty-KPMG.pdf, truy cập ngày: 07/04/2015

11. BizLive Việt Nam, 2015, Việt Nam lọt vào Top Thị trường bán lẻ sơi động

nhất Châu Á – Thái Bình Dương, CBRE Việt Nam,

http://www.cbrevietnam.com/Vietnam-Property/vietnam-ranked-among-top- most-liveliest-retail-markets-in-asia.cbre?lang=vi, truy cập ngày: 01/04/2015

12. Diễn đàn M&A Việt Nam, 2014, Báo cáo hoạt động M&A Việt Nam năm

2013 và triển vọng 2014 – 2018, Diễn đàn Mua bán và sáp nhập Việt Nam,

http://maf.vn/hinhanh/tintuc/Viet_Prerelease_VietnamM&AReport2014.pdf,

truy cập ngày 07/04/2015

13. Tập đoàn Vingroup, 2014, Vingroup mua lại hệ thống Ocean Mart & Công bố chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, Vingroup,

http://www.vingroup.net/vi-vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-hoat-dong/vingroup- mua-lai-he-thong-ocean-mart-cong-bo-chien-luoc-phat-trien-he-2553.aspx,

truy cập ngày 25/04/2015

14. Tri thức trẻ, 2015, 100 triệu USD cho thương vụ Nguyễn Kim, rẻ hay đắt?,

Bizlive Việt Nam, http://bizlive.vn/thuong-truong/100-trieu-usd-cho-thuong- vu-nguyen-kim-re-hay-dat-751776.html, truy cập ngày 25/04/2015

15. Thủ tướng Chính phủ, 2003, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.as px?ItemID=21687, truy cập ngày 07/04/2015

16. Thủ tướng Chính phủ, 2009, Quyết định Về việc ban hành Quy chế góp vốn,

mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, Thư viện pháp luật, http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-88-2009- QD-TTg-ban-hanh-quy-che-gop-von-mua-co-phan-nha-dau-tu-nuoc-ngoai- doanh-nghiep-Viet-Nam-vb90066.aspx, truy cập ngày 07/04/2015

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)