2.2. Tổng quan về lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
2.2.2. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam
Số lượng doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ tăng lên nhanh chóng:
Các doanh nghiệp nhận thức được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên trong những năm gần đây và tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam. Do đó, số lượng các nhà đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp bán lẻ không những tăng về số lượng mà về cả chất lượng và các dịch vụ gia tăng kèm theo, đồng thời đa dạng hóa loại hình và các thức kinh doanh. Điều này góp phần tác động tích cực tới thị trường bán lẻ Việt Nam trở lên sôi động, đa dạng và cạnh tranh hơn.
Đặc biệt, theo cam kết khi gia nhập WTO, từ ngày 1/1/2015, Việt Nam sẽ chính thức cho phép các công ty bán lẻ có 100% vốn nước ngồi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Cho đến nay, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam đang tăng lên rõ rệt với sự hiện diện của các nhà bán lẻ lớn như Metro (Đức), Big C (Pháp), Lotte (Hàn Quốc), Parson (Malaysia), Aeon (Nhật Bản) cùng với các thương hiệu bán lẻ thời trang, may mặc, giày dép… với nhiều định dạng như siêu thị, trung tâm thương mại… Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
vào thị trường Việt Nam góp phần thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ giúp đa dạng thị trường và dịch vụ, có nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Mặc dù số lượng các doanh nghiệp bán lẻ tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2013, cả nước mới có khoảng 724 siêu thị và 132 Trung tâm thương mại các loại, 8.546 chợ các loại, khoảng 1 triệu cửa hàng quy mơ nhỏ của hộ gia đình. Theo Quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, tức cần thêm 550 siêu thị so với hiện tại, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm.
Quy mô vốn đầu tư:
Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam có quy mơ khác nhau và vốn đầu tư khơng đồng đều. Nhìn chung, vốn đầu tư bình quân của các doanh nghiệp bán lẻ có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Do xuất phát điểm về vốn của các doanh nghiệp Việt Nam thấp nên dù tăng trưởng với tốc độ cao thì vốn vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần hoạch định lại nguồn vốn của mình và có những biện pháp để thu hút và khai thác vốn đầu tư một cách hiệu quả.
Số lao động trong ngành bán lẻ:
Dân số Việt Nam là dân số trẻ, số người trong độ tuổi 15 – 55 tuổi chiếm khoảng 70% dân số. Hiện nay, số lượng lao động trong ngành bán lẻ có xu hướng tăng lên đáng kể do nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng khi số lượng và quy mô các doanh nghiệp bán lẻ tăng lên.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hình 2.4: Số lao động trong ngành bán bn, bán lẻ giai đoạn 2008-2013
Đơn vị tính: nghìn người
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo số liệu thống kê, số lao động trong ngành bán buôn, bán lẻ tăng dần qua các năm, từ hơn 5 triệu lao động năm 2008 lên hơn 6,5 triệu lao động năm 2013, tăng khoảng 30%. Hiện nay, số lao động trong ngành bán buôn, bán lẻ nhiều thứ 3, chỉ sau ngành công nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với hơn 6,5 triệu người trong hơn 49 triệu lao động trong cả nước năm 2013, tức là chiếm 12,5% trong cơ cấu lao động cả nước. Trong thời gian tới, tiềm năng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam rất lớn, do đó, sẽ tạo nhiều cơng ăn việc làm, thu hút nhiều lao động bao gồm cả nguồn nhân lực chuyển từ các ngành khác sang.
Sức mua trên thị trường:
Thực tế những năm vừa qua đã chứng minh được sức mạnh cạnh tranh của thị trường bán lẻ Việt Nam. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng đều qua các năm. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đạt 2.945.277 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2013. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 12 tháng năm 2014 đạt mức tăng 6,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 02 năm 2015 ước đạt 276,225 nghìn tỷ đồng
- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Nghìn người
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tăng 3,7% so với tháng 1; tính chung 2 tháng đầu năm tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước đạt 542,688 nghìn tỷ đồng tăng 11,4% so với cùng kỳ.
Hình 2.5: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2008 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Dân số tăng:
Sự phát triển nhanh chóng về dân số là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. Do dân số tăng thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bán lẻ cũng tăng lên. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014 dân sô việt nam đạt mức xấp xỉ 90,73 triệu dân. Trong 5 năm qua, dân số việt Nam đã tăng thêm 4.646.355 người, trung bình mỗi năm tăng 929.271 người. Theo AT Kearney, dân số Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, độ tuổi từ 15 đến 39, là độ tuổi tiêu dùng đáng mơ ước đang tăng nhanh hơn bất cứ thị trường nào trong bảng xếp hạng.
Thu nhập của người dân ngày càng tăng:
Thu nhập bình quân tăng sẽ tạo điều kiện cho người dân mua sắm nhiều hơn, mức tiêu dùng các sản phẩm bán lẻ tăng lên. Do vậy, thu nhập bình quân của người dân Việt Nam tăng lên là yếu tố tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam và sẽ còn tiếp tục tác động trong những năm tiếp theo.
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ đồng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Theo nghiên cứu của Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2013 đạt 3.584.262 tỷ đồng, theo đó GDP bình quân đầu người đạt 1.900 USD, tăng so với mức 1.749 USD năm 2012. Sang năm 2014, GDP của Việt Nam đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD (tính theo tỷ giá 21.400 đồng/USD), tăng trưởng 5,98% so với năm 2013, cao hơn mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 5,8%. Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đã đạt 43 triệu đồng, tương đương 2.028 USD 1 năm hay 169 USD/tháng.
Hình 2.6: GDP Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014
Đơn vị tính: tỷ USD
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)