Đối tác tránh đối đầu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

3.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

3.3.2. Đối tác tránh đối đầu

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ đang cạnh tranh gay gắt nhằm lơi kéo nhóm khách hàng mới, đang dần chuyển từ bán lẻ truyền thống sang hiện đại, về phía mình. Về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn đang yếu thế hơn trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Mặt

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khác, ngay cả khi chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa vẫn có những vấn đề riêng. Chẳng hạn như, tại Việt Nam, yếu tố vùng miền trong lĩnh vực bán lẻ rất rõ nét, các thương hiệu thành công ở miền bắc lại ít thành cơng ở miền Nam và ngược lại như Saigon Co.op, doanh nghiệp bán lẻ đứng đầu ngành phân phối trong nước, vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc gia nhập thị trường miền bắc. Trong khi đó, với kinh nghiệm trên nhiều thị trường khác nhau, các doanh nghiệp nước ngồi lại nhanh chóng tiếp cận thị trường cả ba miền. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh của chính doanh nghiệp nội địa cùng với việc chậm mở rộng phát triển, đã bị các đối thủ vượt lên ví dụ như sự việc của Nguyễn Kim. Khi đó, M&A là con đường duy nhất để doanh nghiệp tiếp tục phát triển, và đặc biệt chỉ có đối tác ngoại mới có khả năng mua cổ phần của cơng ty với mức giá cao với tiềm lực tài chính.

Do đó, thay vì đối đầu, doanh nghiệp trong nước có thể chọn giải pháp hợp tác với các đối tác nước ngoài để tồn tại và phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bán lẻ có những khó khăn trong việc gia nhập thị trường, thu hút người tiêu dùng, hoặc khó khăn về mặt tài chính, huy động vốn, cần đến kinh nghiệm quốc tế cũng như tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp nước ngồi.

Việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài với những kinh nghiệm quốc tế cùng tiềm lực tài chính sẽ mang lại hướng đi mới cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai, nhất là trong hoàn cảnh gia tăng sức ép cạnh tranh của thị trường bán lẻ, không chỉ giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngồi mà cịn cả giữa các doanh nghiệp trong nước. Hơn thế, giao dịch M&A với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp sẽ được trả với mức giá cao hơn nếu thực hiện với doanh nghiệp trong nước. Như vậy, giải pháp này có lợi cho cả đôi bên.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)