Xu hƣớng, những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động M&A trong

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

Từ năm 2015, thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn theo cam kết với WTO. Theo đó, quy định cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài và loại bỏ rào cản thuế quan cho khu vực kinh tế chung ASEAN chính thức có hiệu lực sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Việc lựa chọn M&A là công cụ thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn sẽ làm phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam. Như đã phân tích ở chương 2, hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tuy mang lại một số bất lợi cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước, nhưng về tổng thể thì M&A mang lại nhiều lợi ích hơn cho lĩnh vực bán lẻ. Đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước tình hình mở cửa thị trường, khơng cịn bảo hộ từ phía Nhà nước, doanh nghiệp phải đứng trước cuộc đua khốc liệt để tồn tại trên thị trường. M&A có thể khơng phải là giải pháp tối ưu nhất đối với tất cả các cơng ty, nhưng hồn tồn có thể là một giải pháp khả thi mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nên xem xét để giúp các doanh nghiệp tăng vốn, tái cơ cấu, tăng hiệu quả kinh doanh nhằm phát triển bền vững. Còn đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, thông qua hoạt động M&A tăng vốn đầu tư nước ngồi FDI, từ đó mở rộng quy mơ thị trường, gia tăng kênh bán lẻ hiện đại, theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Ngoài ra, hoạt động M&A còn gián tiếp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng được sử dụng các dịch vụ chăm sóc tốt hơn, được mua hàng hóa chất lượng cao, giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu.

3.1. Xu hƣớng, những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam

3.1.1. Xu hướng hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam

Hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ được dự đốn có mức tăng trưởng cao trong năm 2015 cũng như những năm tiếp theo góp phần tạo nên làn sóng phát triển thứ hai của hoạt động M&A tại Việt Nam. Sự phát triển của hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam theo những xu hướng sau:

Gia tăng thương vụ M&A giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước

Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi. Trong khi Chính phủ nước ta vẫn có những động thái can thiệp để hỗ trợ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

doanh nghiệp nội địa. Việc đầu tư mới đối với nhà đầu tư ngoại sẽ đòi hỏi trải qua nhiều thủ tục pháp lý. Vì vậy, để tránh những bất lợi về chính sách, liên doanh với các đối tác nội sẽ là một phương án tốt. Bên cạnh đó, việc liên kết hoặc mua lại doanh nghiệp trong nước giúp các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng được lợi thế về cơ sở vật chất, thương hiệu, khách hàng,… để nhanh chóng bắt kịp đối thủ cạnh tranh. Cịn đối với doanh nghiệp trong nước, trước tình trạng cạnh tranh gay gắt, tìm đối tác nước ngồi với thế mạnh tài chính và kinh nghiệm quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh, thay đổi chiến lược nhằm tiếp tục đứng vững trên thị trường và có thể vươn xa hơn.

Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ nội địa

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước buộc phải có những bước đi mới nhằm chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu và mạng lưới phân phối, các doanh nghiệp nội cũng có xu hướng hợp tác và sáp nhập lẫn nhau để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và giành lại thị phần bán lẻ trong nước.

Tính chuyên nghiệp của các thương vụ tăng lên

Qua bài học của những thương vụ đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp nội địa cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của các luật sư và chuyên gia tư vấn trong mỗi thương vụ, nếu không muốn bị mất quyền lợi. Ngay cả việc hợp nhất tự nguyện giữa các công ty cũng sẽ được “luật hóa” để đảm bảo sự thống nhất giữa các bên và quy trình thực hiện nhanh gọn, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chú trọng đến giá trị của tài sản vơ hình, đặc biệt là giá trị thương hiệu để đạt được giá trị giao dịch có lợi cho cơng ty mình.

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực bán

lẻ tại Việt Nam

3.1.2.1. Thuận lợi

Một là, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng mạnh trong

những năm gần đây, đặc biệt là trong thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài, cùng với việc gỡ bỏ các rào cản thuế quan trong cộng đồng ASEAN. Và một trong những

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cách để nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam chính là thơng qua các đối tác Việt Nam, do đó tạo thêm đà cho hoạt động M&A phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.

Hai là, cùng với sự gia nhập nhanh chóng của các doanh nghiệp nước ngoài,

thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ đang có ý định bán lại hoặc có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Đây chính là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính mua lại các doanh nghiệp nhỏ, khiến hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ.

Ba là, cũng bởi sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bán lẻ, nhiều doanh

nghiệp phải mở rộng quy mô để cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức mua lại và sáp nhập như là cách để kêu gọi vốn tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Ngồi ra, Việt Nam cịn có một số điều kiện thuận lợi như: mơi trường chính trị - xã hội an toàn và ổn định, nền tảng pháp lý cho hoạt động M&A cũng đã hình thành và ngày càng được cải thiện thơng thống, phù hợp hơn… Do đó, mặc dù thị trường M&A ở nước ta còn non trẻ, nhưng với xu thế chung của thế giới, thị trường Việt Nam được dự đoán tiếp tục thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư lớn từ trong nước cũng như nước ngồi. Vì vậy, các giao dịch mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hơn, với nhiều hình thức đa dạng và giá trị các vụ giao dịch cũng sẽ cao hơn.

3.1.2.2. Khó khăn

Một là, hệ thống pháp luật về M&A chưa rõ ràng hoàn chỉnh: Quy định của

pháp luật về hoạt động M&A chưa chi tiết và toàn diện, đặc biệt là sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định quản lý. Điều này làm cho chủ thể tham gia hoạt động mua lại và sáp nhập gặp khó khăn trong việc thực hiện, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nước ngồi, hơn nữa cịn khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát hoạt động M&A.

Hai là, nhiều doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về hoạt động M&A. Điều này

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhưng phần nhiều trong số họ khơng có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, không biết phải chuẩn bị và bắt đầu triển khai ra sao, cũng như không biết sau M&A sẽ như thế nào. Họ khơng thể tự mình tìm kiếm đối tác phù hợp. Bên cạnh đó là tâm lý khơng chịu cởi mở, bên bán thường e ngại cung cấp thơng tin, bên mua thì e ngại do lượng thông tin về doanh nghiệp mục tiêu khơng nhiều. Chính vì thế đã tác động đến tâm lý khiến nhiều giao dịch không thành công hoặc bên mua chịu thiệt hại. Điều này một phần cũng do sự phát triển của các cầu nối cho hai bên mua và bán chưa mạnh về số lượng lẫn chất lượng.

Ba là, hoạt động của các bên trung gian trong M&A còn chưa hiệu quả. M&A

là nghiệp vụ tài chính khá phức tạp, một thương vụ thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm và cần có sự tham gia của các đơn vị chun mơn: tài chính, kiểm toán, pháp lý… cộng với một đơn vị điều phối tổng thể chuyên nghiệp. Hiện nay có khá nhiều các cơng ty chứng khốn, tư vấn tài chính, kiểm tốn tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A. Tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nhân sự, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu, thông tin,…nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua và bên bán gặp nhau. Do các công ty tư vấn M&A của Việt Nam còn thiếu và yếu nên tỷ lệ thành công giao dịch mua lại và sáp nhập doanh nghiệp còn thấp.

Bốn là, vấn đề định giá doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm quan

trọng trong quá trình tiến hành M&A. Nếu không quan tâm một cách đúng mức, doanh nghiệp bán lẻ sẽ phải chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị thực hoặc bên mua sẽ phải mua cao hơn giá trị thực… Có nhiều phương pháp định giá nhưng có thể nói chưa có phương pháp nào định giá được chính xác tuyệt đối. Nguyên nhân một phần là do tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam chưa cao, bên cạnh đó việc xác định giá trị của các tài sản vơ hình là vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy, việc xác định giá trị giao dịch cho thương vụ M&A trong lĩnh vực bán lẻ sẽ là một quá trình thương lượng lâu dài và phức tạp, ảnh hưởng lớn tới kết quả của thương vụ M&A.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)