2.3. Thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
2.3.1. Tổng quan M&A trong lĩnh vực bán lẻ Việt Nam
Tháng 1/2015, Việt Nam chính thức cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn nước ngồi. Theo lộ trình, từ năm 2010 trong quan hệ thương mại hàng hóa ASEAN 6 đã loại bỏ 99,4% số dòng thuế. Đến năm 2014, Việt Nam có tất cả 72% dịng thuế cịn 0%, từ 1/1/2015 xấp xỉ 90% dòng thuế còn 0% và đến năm 2018, ASEAN sẽ dỡ bỏ hồn tồn rào cản về thuế. Bên cạnh đó, những thỏa thuận FTA sẽ tăng tốc lộ trình giảm thuế giữa các thành viên. Ngoài ra, tiến độ gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam cũng sẽ có những bước tiến quan trọng trong năm 2015. Đối với các nhà kinh doanh nhạy bén và giàu kinh nghiệm nước ngoài, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ đầy tiềm năng trong khu vực và trên thế giới. Theo A.T.Kearney đánh giá: “Kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát giảm và nhiều điều kiện kinh doanh tốt như việc sắp sửa gỡ bỏ rào cản thương mại và giảm thuế là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu hút các nhà bán lẻ quốc tế”. Bên cạnh đó, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, sức mua ngày càng được cải thiện nhờ tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh mẽ, ý thức về vệ sinh an
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
toàn thực phẩm của người dân ngày càng được nâng cao sẽ là những yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu các cửa hàng bán lẻ hiện đại. Những yếu tố thuận lợi từ vĩ mô đến vi mô như trên khiến thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt trong thời điểm này, đồng thời cũng khiến Việt Nam thu hút các doanh nghiệp nước ngoài.
Mặt khác, M&A được coi là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất trong hoạt động đầu tư bởi nó tiết kiệm được nguồn lực, thời gian và tránh được các rào cản thương mại. Nếu trong thời kỳ hội nhập, M&A là công cụ thu hút nguồn lực và mở rộng quy mơ doanh nghiệp, thì trong thời kỳ suy thoái kinh tế, M&A là một phương thức hữu hiệu giúp thoát khỏi suy thoái, phục hồi và phát triển. Vì vậy hợp tác thơng qua M&A chính là xu hướng đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Trước năm 2013, hoạt động M&A liên quan đến ngành bán lẻ đều chiếm tỷ trọng không đáng kể cả về số lượng cũng như giá trị trong hoạt động M&A tại Việt Nam. Từ giữa năm 2013 đến nay, ngành bán lẻ đã chứng kiến nhiều vụ mua bán và sáp nhập như Tập đoàn Berli Jucker (BJC) mua chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart của Nhật Bản trong liên doanh với Tập đoàn Phú Thái để thành lập nên chuỗi cửa hàng tiện lợi B’Mart, hay Saigon Co.op đã liên doanh với nhà bán lẻ Singapore NTUC FairPrice xây dựng mơ hình đại siêu thị Co.opXtra,… Năm 2014 được xem là năm M&A của ngành bán lẻ khi hàng loạt những thương vụ lớn đã diễn ra giữa các doanh nghiệp nước ngoài với nhau, giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước và giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, với tổng giá trị lên tới hơn 900 triệu USD.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hình 2.8: Tỷ trọng giá trị giao dịch M&A theo ngành năm 2014
Đơn vị tính: %
(Nguồn: IMMA)
Lần đầu tiên, tỷ trọng giá trị các giao dịch mua bán theo ngành bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất (36%) trong tổng giá trị giao dịch M&A, với số lượng thương vụ tăng mạnh. Năm 2014 chứng kiến nhiều thương vụ nổi bật trong ngành bán lẻ, điển hình là thương vụ công ty Berli Jucker Public Company Limited (BJC) của Thái Lan mua toàn bộ hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, với tổng giá trị thương vụ lên đến 879 triệu USD; Tập đoàn Vingroup mua lại 70% cổ phần của Công ty Ocean Retail và đổi tên thành Công ty cổ phần Siêu thị VinMart. Với tham vọng phân chia lại phân khúc thị trường bán lẻ ở Việt Nam, Tập đồn Vingroup cơng bố 2 thương hiệu mới VinMart và Vinmart+, với kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích trên khắp Việt Nam trong vòng 3 năm tới…
Đầu năm 2015, hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tiếp tục diễn ra với vụ việc Tập đồn Lotte thâu tóm Diamond Plaza. Trước khi thâu tóm Diamond Plaza, Lotte đã thao túng Mipec Tower, đưa Lotte Center (Hà Nội) đi vào hoạt động, thuê lại toàn bộ Pico Plaza (Tp. HCM). Bên cạnh đó, tháng 1/2015 tập đồn Central Group đã công bố mua lại 49% cổ phần Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và
Giải pháp mới NKT - đơn vị sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim…
Có thể thấy lộ trình đã cam kết khi gia nhập Tổ chức WTO sẽ thúc đẩy ngày
5% 21% 6% 6% 2% 2% 18% 3% 1% 36% Công nghiệp Tiêu dùng thiết yếu Nguyên vật liệu Bất động sản
Sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng Truyền thơng và giải trí Năng lƣợng
Tài chính Cơng nghệ cao Bán lẻ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
M&A là hình thức hiển nhiên. Theo ơng Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, sự gia tăng hoạt động M&A là xu hướng tất yếu trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, với những rào cản gia nhập thị trường hiện nay, việc mua lại cổ phần của các hãng bán lẻ nội là lựa chọn hàng đầu để nhanh chóng thâm nhập thị trường. Cịn với doanh nghiệp trong nước, việc chấp nhận liên doanh là cách mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước gia tăng sức mạnh của mình để đối phó với những thách thức cạnh tranh lớn hơn trong tương lai.