3.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
3.3.1. Gia tăng hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp bán lẻ và doanh
sản xuất
Như đã phân tích ở chương 2, nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiến hành các thương vụ với doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng từ sản xuất đến phân phối nhằm chiếm lĩnh thị trường như thương vụ Tập đoàn BJC mua lại Metro Việt Nam. Tập đoàn BJC hiện sở hữu nhà máy chai thủy tinh, nhà
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
máy sản xuất vệ sinh Cellox, nhà máy sản xuất đậu phu ICHIBAN và nhà máy sản xuất lon nước giải khát ở Việt Nam. Việc mua lại Metro đã đưa tập đồn này lên một vị trí mới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh khu vực Đông Nam Á đồng thời bổ sung vào mạng lưới phân phối hiện có của BJC tại Việt Nam, hồn thiện chuỗi cung ứng và đưa doanh nghiệp này vươn lên trong thị trường phân phối hiện đại. Một ví dụ khác là hãng bán lẻ Nhật Bản Aeon mua lại cổ phần của Citimart và Fivimart, qua đó, Aeon là nhà cung ứng các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng của mình vào các hệ thống siêu thị này, đồng thời đây là kênh kết nối tiện lợi và nhanh chóng với các nhà sản xuất địa phương trong việc phát triển các sản phẩm sau này của Aeon. Như vậy, thông qua hoạt động M&A, các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra lợi thế về giá cả, chất lượng sản phẩm, đây chính là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp này nhằm chiếm lĩnh thị trường. Trước thách thức này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có tầm nhìn xa, có sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối.
Qua đó có thể thấy giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là đẩy mạnh hoạt động mua lại và sáp nhập giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng, tạo lợi thế cạnh tranh. Để thực hiện giải pháp này doanh nghiệp trong nước cần có tiềm lực về tài chính để thực hiện các thương vụ M&A, đồng thời cũng cần thiết có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Bộ Cơng thương cần tập trung nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ trong nước như hỗ trợ tín dụng, đầu tư.
Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ với các doanh nghiệp sản xuất giúp các doanh nghiệp bán lẻ tiết kiệm được chi phí trung gian, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng hàng hóa, giảm giá bán, từ đó tăng sức cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngồi vốn có các thế mạnh như thương hiệu nổi tiếng lâu đời, năng lực tài chính, bề dày kinh nghiệm và chất lượng nguồn nhân lực.