Giải pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động M&A từ phía các cơ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)

quản lý Nhà nƣớc

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo phân tích ở mục 2.1.1. Cơ sở pháp lý ở Chương 2 thì nhìn một cách tổng quát, pháp luật về M&A được quy định rải rác trong nhiều luật như: Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Chứng khoán 2006, mới đây nhất là Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014,…ngồi ra cịn có các văn bản pháp lý khác như các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các luật này điều chỉnh M&A ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, khung pháp lý về M&A vẫn chưa hoàn thiện. Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014 không đưa ra một định nghĩa cụ thể về M&A mà chỉ liệt kê và nêu lên cách thức tổ chức lại doanh nghiệp như: hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp. Điều này cho thấy Luật Doanh nghiệp chưa xem hoạt động M&A là một hàng hóa có thể kinh doanh trên thị trường. Mặc dù, Điều 77, khoản 1, điểm d Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 110, khoản 1, điểm d Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định việc cổ đơng có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần và hoạt động M&A hoàn tồn khơng giống nhau. Vì khi cổ đơng của một cơng ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần của mình cho cơng ty khác với tỷ lệ đủ để cơng ty đó kiểm sốt cơng ty mình thì mới có thể gọi là M&A. Trong khi đó, Luật Chứng khoán 2006 quy định chi tiết về mua bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, nhưng Luật này chỉ điều chỉnh đối với công ty cổ phần đại chúng, cịn đối với cơng ty cổ phần chưa đại chúng thì Luật Chứng khốn 2006 khơng điều chỉnh, mà các công ty này thuộc sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư 2005 và 2014 thì chỉ liệt kê các hình thức đầu tư chứ khơng định nghĩa một cách chính thức thế nào là M&A. Theo Luật đầu tư 2004 và 2014, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư trực tiếp, nhưng khơng định nghĩa thế nào là mua lại và sáp nhập doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014 có định nghĩa thế nào là sáp nhập nhưng lại không định nghĩa thế nào là mua lại doanh nghiệp. Còn đối với Luật Cạnh tranh 2004, Luật cũng đưa ra định nghĩa về M&A nhưng dưới góc độ tập trung kinh tế. Trong đó, Luật Cạnh tranh quản lý hoạt động M&A qua thị phần kết hợp của doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, Luật này và các văn bản dưới luật khơng có quy định rõ ràng về khái niệm “Thị trường liên quan”. Trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng (có nhiều thị trường khác nhau)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thì tùy theo các cách tính khác nhau có thể dẫn đến kết quả là doanh nghiệp có thể bị coi là “tập trung kinh tế” trên 50% hoặc dưới.

Do đó, Nhà nước cần sửa đổi Luật Doanh nghiệp theo hướng xem hoạt động M&A là một hàng hóa thay vì là sự tái cấu trúc hay tổ chức lại công ty như quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung trong Luật Cạnh tranh 2004 khái niệm thị trường liên quan và cách tính thị trường liên quan cho các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện. Quan trọng hơn cả là cần thiết phải ban hành một văn bản dưới luật, dưới dạng một nghị định để hướng dẫn chi tiết về hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A).

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và phải được Quốc hội thơng qua. Cịn việc ban hành nghị định để hướng dẫn chi tiết hoạt động M&A sẽ do Chính phủ ban hành.

Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp theo hướng xem hoạt động M&A là một hàng hóa thay vì là sự tái cấu trúc hay tổ chức lại cơng ty mới có thể hình thành một thị trường M&A qua đó phần vốn góp của cơng ty có thể chuyển nhượng một cách dễ dàng hơn, điều này sẽ rất có lợi cho hệ thống các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vì hơn 90% tổng số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này rất cần vốn để mở rộng sản xuất và phát triển trong dài hạn. Hơn nữa, khi một thị trường M&A hình thành sẽ có thể giảm được số lượng doanh nghiệp phá sản bằng cách bán công ty cho nhà đầu tư khác hoặc hợp nhất với nhau qua đó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường M&A còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh và hình thành nên các tập đồn kinh tế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngồi. Bên cạnh đó, như đã phân tích căn cứ đưa ra giải pháp, pháp luật về M&A được quy định rải rác trong các luật gây khó khăn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Việc ban hành một văn bản dưới luật như một nghị định hướng dẫn chi tiết về hoạt động M&A sẽ tháo gỡ những khó khăn của các công ty muốn thực hiện M&A, giúp các công ty dễ dàng thực hiện các thủ tục mua lại và sáp nhập, hồn thành nhanh chóng các thủ tục pháp lý cho thương vụ.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về thuế trong M&A

Pháp luật về thuế trong hoạt động mua lại và sáp nhập vẫn chưa có sự thống nhất, thể hiện ở chỗ chưa phân biệt rõ hai khái niệm chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng vốn. Theo Điều 6, khoản 1, Luật Chứng khốn 2006 thì chứng khốn là giấy xác nhận quyền sở hữu phần vốn góp hoặc tài sản trong một cơng ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014 khơng có điều khoản nào định nghĩa về chứng khốn. Như vậy giữa chứng khốn và phần vốn góp thực chất chỉ là một, hay nói cách khác, chứng khoán là tên gọi của phần vốn góp. Vì chưa có một sự thống nhất trong cách hiểu này, dẫn đến các cơ quan chức năng của Việt Nam có những cách hiểu khác nhau. Theo pháp luật về thuế thì có hai cách tính thuế trong M&A tùy thuộc vào giao dịch đó là chuyển nhượng chứng khoán hay chuyển nhượng vốn, cách tính thuế cho hai loại này cũng hoàn toàn khác nhau. Đối với chuyển nhượng vốn thì thuế thu nhập là 25% trong thu nhập thuần, còn đối với chuyển nhượng cổ phần thì thuế thu nhập doanh nghiệp là 0,1%. Rõ ràng quy định về thuế của pháp luật như vậy là khơng chính xác.

Như vậy, cần phải định nghĩa rõ ràng về chứng khốn, cổ phần, phần vốn góp trong Luật Doanh nghiệp và sửa đổi lại pháp luật về thuế theo hướng thống nhất một cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân về thuế. Những sửa đổi trong pháp luật về thuế và bổ sung trong Luật Doanh nghiệp này sẽ do Chính phủ đề xuất Quốc hội.

Hoàn thiện pháp luật về thuế sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, đồng thời cũng giúp các cơ quan nhà nước quản lý và thu thuế hợp lý, đảm bảo khơng bị thất thốt thuế. Qua đó cũng góp phần tạo nên một thị trường M&A hoàn chỉnh tạo điều kiện cho sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

3.2.3. Tăng cường quản lý việc các doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần của

doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam từ các cơ quan địa phương

Trước thực trạng phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiến hành mua cổ phần của các doanh nghiệp bán lẻ lớn của Việt Nam và mối đe dọa các doanh nghiệp nội địa sẽ dần bị thơn tính, nhà nước cần tăng cường quản lý hoạt động M&A liên quan đến doanh nghiệp nước

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ngoài đảm bảo thị trường bán lẻ cạnh tranh công bằng. Các cơ quan quản lý chức năng của các địa phương cần theo dõi, rà soát chặt chẽ, yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có liên quan thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ theo Luật Đầu tư 2005, sắp tới là Luật Đầu tư 2014, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều văn bản và các cam kết quốc tế khác. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30 đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp này phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Do đó, bộ Cơng thương cần có cơng văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan quản lý chức năng của địa phương tăng cường quản lý các doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đảm bảo đúng pháp luật.

Để thực hiện giải pháp này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (đối với hoạt động mua lại và sáp nhập trên thị trường chứng khốn). Ngồi ra, để xác định thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia đòi hỏi khả năng dự báo của các cơ quan hữu trách về tình hình và mức độ tập trung của các thị trường cụ thể. Các cơ quan thẩm quyền cần có những số liệu thực tế về thị trường bán lẻ.

Việc tăng cường quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống nguy cơ lũng đoạn thị trường, tránh trường hợp thâu tóm và chi phối độc quyền trong lĩnh vực bán lẻ, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp bán lẻ nội địa trước mối đe dọa thơn tính của doanh nghiệp nước ngồi.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động mua lại và sáp nhập (ma) trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)