Trong suốt thời kỳ Trung Cổ và thời kỳ Phục Hưng, âm nhạc cổ điển chỉ được dùng trong các nhà thờ và không được dùng để kiếm lợi nhuận. Theo Kamien (1998), phải đến thời kỳ Baroque, ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển mới xuất hiện.
Vào thời kỳ Baroque, một số dàn nhạc được thành lập và họ kiếm lợi nhuận bằng cách biểu diễn ở các cung đình, tại nhà riêng, tửu quán v...v... Đặc biệt, ở Italy, lần đầu tiên có một nhà hát opera hoạt động bằng cách trình diễn và bán vé cho khán giả. Đến năm 1719, tại London, một công ty kinh doanh âm nhạc cổ điển được thành lập dưới bảo trợ bởi các quý tộc Anh. Công ty này thu lợi nhuận thông qua việc thuê các nhạc sĩ viết các bản nhạc opera rồi tổ chức các buổi hịa nhạc mất phí.
Đến thời kỳ Cổ điển, khi kỹ thuật in ấn đã tương đối hoàn chỉnh, ngành kinh doanh nhạc cổ điển bắt đầu xuất bản các bản nhạc in để bán cho những khách hàng có nhu cầu chơi nhạc.
Tới thời kỳ Lãng mạn, nhờ cuộc cách mạng Công nghiệp tại Anh, đời sống kinh tế của tầng lớp trung lưu trở khá giả hơn, nhu cầu về âm nhạc bắt đầu tăng lên, do đó, số lượng các dàn nhạc cổ điển được thành lập ngày càng nhiều. Rất nhiều dàn nhạc nổi tiếng thế giới của châu Âu ra đời trong thời kỳ này, như London Philharmonic (1813), Paris Société des Concerts du Conservatoire (1828), Vienne Philharmonische Konzerte (1842), v...v... Ngoài ra, các dàn nhạc ngoài việc bán vé đơn cho từng buổi biểu diễn, cịn bán cả vé trọn gói cho tất cả các buổi hòa nhạc trong một khoảng thời gian nhất định.
Sang đến thời kỳ Hiện đại, ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở châu Âu có những biến chuyển lớn. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ mở ra nhiều cơ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hội kinh doanh cho những doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điển. Sản phẩm của ngành khơng chỉ cịn là các buổi hịa nhạc hay các bản nhạc in nữa mà còn là các đĩa ghi âm và nhạc số. Những sản phẩm này giúp cho doanh nghiệp mở rộng được thị trường tới khắp nơi trên thế giới chứ khơng chỉ gói gọn trong một vài khu vực lân cận như trước đây nữa. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở châu Âu cũng gặp phải nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các dòng nhạc đại chúng khác du nhập từ Bắc Mỹ.
2.3 Thực trạng ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở châu Âu