Các sản phẩm âm nhạc cổ điển ở châu Âu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược kinh doanh âm nhạc cổ điển ở các nước châu âu và bài học đối với việt nam (Trang 40 - 42)

Ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở châu Âu hiện nay có hai sản phẩm chính là các bản ghi âm và các buổi hòa nhạc trực tiếp.

Riêng các đĩa ghi âm được bán bằng hai cách: phát hành dưới dạng đĩa CD hoặc phát hành trên internet dưới dạng số hóa (digital). Vai trị của các bản ghi âm được phát hành dưới dạng số hóa đang ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại bùng nổ

internet.

Về cơ cấu doanh thu các đĩa ghi âm nhạc cổ điển ở châu Âu, Official Charts Company có đưa ra bảng báo cáo như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu doanh thu các đĩa ghi âm nhạc cổ điển ở châu Âu

(Đơn vị: %)

Tỉ lệ doanh thu các đĩa ghi âm

dưới dạng số hóa Tỉ lệ doanh thu các đĩa ghi âm dưới dạng đĩa CD

2008 3,8 96,2 2009 6,3 93,7 2010 7,7 92,3 2011 12,9 89,1 2012 17,2 82,8 2013 20,1 79,9 2014 26,2 73,8 Nguồn: BPI (2014)

Qua bảng trên, có thể thấy đĩa CD chiếm vai trị lớn hơn rất nhiều so với đĩa nhạc số trong doanh thu của ngành kinh doanh đĩa ghi âm nhạc cổ điển, giai đoạn từ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2008 – 2014, trung bình vào khoảng 86,83%. Như vậy, mặc dù có nhiều bài báo tiên đốn cái chết của đĩa CD, nhưng qua số liệu thực tế, có thể thấy tiên đốn đó khơng thể trở thành hiện thực ở tương lai gần khi mà đĩa CD vẫn đang nhận được sự ưa chuộng của đại đa số khán giả.

Song, ta cũng dễ dàng nhận ra đĩa ghi âm dưới dạng nhạc số đang có sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Từ năm 2008 chỉ chiếm có 3,6% trong tổng doanh thu ngành kinh doanh đĩa ghi âm nhạc cổ điển, tới năm 2014, con số này đã lên tới 26,2%, tức là tỉ lệ đã tăng gần 7 lần.

Ta có thể tính được tốc độ tăng liên hồn và tốc độ tăng định gốc của tỉ lệ doanh thu các đĩa ghi âm dưới dạng số hoá, kết quả được tổng hợp lại như sau:

Bảng 2.2 Tốc độ tăng của tỉ lệ doanh thu đĩa ghi âm nhạc cổ điển dưới dạng số hóa trong cơ cấu doanh thu đĩa ghi âm nhạc cổ điển ở châu Âu từ 2008-2014

(Đơn vị: %)

Tốc độ tăng liên hoàn Tốc độ tăng định gốc (so với năm 2008)

2009 65,8 65,8 2010 22,2 102,6 2011 67,5 239,5 2012 33,4 352,6 2013 16,9 428,9 2014 29,2 589,5 (Nguồn: tự tổng hợp)

Ngồi ra, ta có thể tính được tốc độ tăng trung bình của tỉ lệ doanh thu các đĩa ghi âm dưới dạng số hóa là bằng:

𝑎 = 65,8 + 22,2 + 67,5 + 33,4 + 16,9 + 29,2

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Từ bảng trên, ta thấy, mặc dù hiện tại, doanh thu từ đĩa ghi âm dưới dạng CD vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu đĩa ghi âm nhạc cổ điển ở châu Âu (chiếm tới 73,8%), nhưng vai trị của nó ngày càng giảm dần khi tỉ lệ doanh thu đĩa ghi âm dưới dạng số hóa đang tăng với tốc độ chóng mặt. Trung bình từ năm 2008 – 2014, tốc độ tăng này là 39,17% và khơng hề có dấu hiệu dừng lại. Thậm chí, nếu so với năm 2008 thì tỉ lệ doanh thu đĩa ghi âm dưới dạng nhạc số trong năm 2014 đã tăng tới 589,5%.

Điều này đến từ việc ngày càng có nhiều người được tiếp cận với internet hơn. Theo thống kê của International Telecommunications Union năm 2013, có tới 75% người dân châu Âu sử dụng internet. Ngoài ra, một lí do nữa lí giải cho xu hướng này đó là: việc mua bán các bản nhạc thơng qua internet cũng nhanh chóng, tiện lợi, và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với mua các đĩa CD. Người mua chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên máy tính là đã có thể tải đĩa ghi âm nhạc số vào các thiết bị di động của mình.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cho tới nay thì doanh thu từ các đĩa CD vẫn nhiều hơn đáng kể so với doanh thu từ đĩa nhạc số. Đĩa nhạc số vẫn chưa thể thay thế được vị trí của đĩa CD trong ngành kinh doanh nhạc cổ điển.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược kinh doanh âm nhạc cổ điển ở các nước châu âu và bài học đối với việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)