Âm nhạc cổ điền là một phần của văn hóa châu Âu. Xuất hiện từ rất sớm, âm nhạc cổ điển đã phát triển song hành với sự phát triển của xã hội châu Âu. Trong từng giai đoạn, âm nhạc cổ điển phản ánh sâu sắc những biến động lịch sử, những thay đổi về thế giới quan, tư tưởng, tình cảm của người châu Âu.
2.1.1 Sự ra đời của nhạc cổ điển ở châu Âu
Theo Kamien (1998), âm nhạc cổ điển ra đời ở Tây Âu vào khoảng thế kỷ 11, tức là giữa thời kỳ Trung Cổ. Nhạc cổ điển có xuất xứ từ các nhà thờ Cơng Giáo của người La Mã dưới hình thức các bản Thánh ca. Ban đầu, những bản nhạc này chỉ bao gồm một giai điệu. Nhưng dần dần, các nhạc sĩ bắt đầu thêm các bè phụ vào giai điệu chính, tạo thành hình thức âm nhạc phức điệu, đậy cũng là đặc trưng nổi bật của nhạc cổ điển phương Tây.
Ngay từ thời điểm đó, ở châu Âu đã có những nhạc cụ như: đàn lyre (tiền thân của đàn hạc), đàn viele (tiền thân của đàn violin), đàn organ, trống, chuông nhỏ, v...v...
2.1.2 Các thời kỳ phát triển chính của nhạc cổ điển ở châu Âu
Vẫn theo Kamien (1998), sự phát triển của nhạc cổ điển ở châu Âu được chia thành 7 thời kỳ chính, bao gồm:
- Thời kỳ Trung Cổ (khoảng 1100 – 1450) - Thời kỳ Phục Hưng (1450 – 1600)
- Thời kỳ Baroque (1600 – 1750) - Thời kỳ Cổ điển (1750 – 1820) - Thời kỳ Lãng mạn (1820 – 1900) - Thời kỳ Hiện đại (1900 – hiện nay)
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Trong đó, thời kỳ Trung Cổ và thời kỳ Phục Hưng được gọi chung là Giai đoạn
đầu của âm nhạc cổ điển (Early Period), còn các thời kỳ Baroque, Cổ diển và Lãng
mạn được gọi là Giai đoạn Thực hành chung (Common Practice Period).
Hình 2.1 Các thời kỳ phát triển của âm nhạc cổ điển ở châu Âu
1100 1450 1600 1750 1820 1900
Thời kỳ
Trung Cổ Phục Hưng Thời kỳ
Thời kỳ Baroque Thời kỳ Cổ điển Thời kỳ Lãng mạn Thời kỳ Hiện đại Giai đoạn đầu Giai đoạn Thực hành chung
(Nguồn: tự tổng hợp) 2.1.2.1 Thời kỳ Trung Cổ (khoảng 1100 – 1450)
Đây là thời kỳ đầu tiên của âm nhạc cổ điển. Vào thời đại này, nhạc cổ điển chủ yếu được viết dưới thể loại nhạc tôn giáo trong các nhà thờ. Đây cũng là khoảng thời gian mà hệ thống lý luận âm nhạc ở phương Tây (về cao độ, nhịp độ, các cách ký hiệu về khn nhạc) được hình thành.
2.1.2.2 Thời kỳ Phục Hưng (1450 – 1600)
Sang tới thời kỳ Phục Hưng, khi mà ảnh hưởng của Nhà thờ ngày càng giảm đi trong xã hội, nhạc cổ điển không chỉ là nhạc tơn giáo nữa mà cịn bao gồm cả nhạc thế tục, được trình diễn rộng rãi hơn trước công chúng. Nhạc cổ điển thời kỳ này trở nên phức tạp hơn, đặc biệt có thể loại mass với nhiều nhạc cụ cùng hóa tấu tạo nên một tổng thể âm thanh đồng nhất. Mass được coi là tiền thân của nhạc giao hưởng sau này.
2.1.2.3 Thời kỳ Baroque (1600 – 1750)
Đây là thời kỳ âm nhạc cổ điển bắt đầu có sự phát triển vơ cùng mạnh mẽ. Rất nhiều các thể loại mới xuất hiện trong âm nhạc cổ điển như concerto, opera, suit, sonata, prelude v...v... Các dàn nhạc cũng bắt đầu hình thành với số lượng từ 10 đến 40 nhạc công, chủ yếu dựa vào bộ đàn dây (violin, viola, cello và contrabass).
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thể loại opera ra đời vào khoảng năm 1600 ở Italia. Nhà hát opera đầu tiên trên thế giới được mở cửa tại Venice năm 1637. Chỉ trong vài chục năm từ 1637 – 1700, đã có 17 nhà hát opera được xây dựng tại Venice, ngồi ra cịn nhiều nhà hát khác được xây dựng ở các thành phố lớn ở châu Âu như Hamburg, London, Leipzig,v...v...
Thời kỳ Baroque, âm nhạc cổ điển có hai nhà soạn nhạc vĩ đại là George Frideric Handel và Johann Sebastian Bach. Ngồi ra cịn có những nhà soạn nhạc nổi tiếng tới tận ngày nay như Antonio Vivaldi, Claudio Monteverdi,v...v....
2.1.2.4 Thời kỳ Cổ điển (1750 – 1820)
Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của nhạc cổ điển. Âm nhạc cổ điển trong thời kỳ này giàu cảm xúc hơn, tự nhiên hơn và ít gị bó hơn so với thời kỳ Baroque. Các thể loại như concerto, sonata, opera,... đều có những thành tựu lớn. Ngồi ra, phải nói tới sự ra đời của thể loại nhạc giao hưởng (symphony). Đây được coi là đóng góp quan trọng nhất của thời kỳ này cho âm nhạc cổ điển.
Đỉnh điểm phát triển trong thời kỳ này chính là “trường phái cổ điển thành Vienne”, với những nhà soạn nhạc lừng danh như Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven.
2.1.2.5 Thời kỳ Lãng mạn (1820 – 1900)
Phong trào Lãng mạn bắt đầu xuất hiện ở Đức và Trung Âu, nó đề cao sự bốc đồng và mới lạ trong âm nhạc, không đi theo khuôn khổ cũ. Âm nhạc cổ điển thời kỳ Lãng mạn được lấy cảm hứng từ văn học, hội họa hoặc tinh thần dân tộc.
Thể loại đặc trưng cho thời kỳ Lãng mạn là các bài hát nghệ thuật (art song) dùng âm nhạc để khắc họa hình ảnh và tâm trạng của lời ca.
Các nhà soạn nhạc quan trọng trong thời kỳ này là Franz Schubert, Robert Schumann, Frederic Chopin, Franz Liszt, Peter Ilyich Tchaikovsky,v...v...
2.1.2.6 Thời kỳ Hiện đại (1900 – hiện nay)
Đây là thời kỳ chứng kiến nhiều sự thay đổi nhất trong âm nhạc cổ điển ở châu Âu từ thời kỳ Baroque. Các nhà soạn nhạc thời kỳ này đã phá bỏ rất nhiều những nguyên tắc truyền thống trong âm nhạc cổ điển.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Ba trường phái quan trọng nhất trong thời kỳ Hiện đại là trường phái Ấn tượng, trường phái Tân Cổ điển và trường phái Biểu hiện. Đặc biệt, trường phái Biểu hiện được coi là sự cách tân táo bạo nhất trong lịch sử nhạc cổ điển khi truyền tải những mảng tối trong tâm hồn con người thơng qua những nhạc phẩm mang tính phi giai điệu.
Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ vai trò của nhạc cổ điển ở châu Âu dần trở nên mờ nhạt hơn trước sự phát triển mạnh mẽ của các dòng nhạc đại chúng.