3.2 Kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam
3.2.1 Tổng quan về kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Mặc dù âm nhạc cổ điển đã xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, nhưng cho tới nay kinh doanh âm nhạc cổ điển vẫn còn là một khái niệm mới mẻ và chưa thực sự phổ biển ở nước ta.
Nhạc cổ điển dường như vắng bóng trên thị trường đĩa ghi âm. Chỉ có những hãng đĩa khá có tiềm lực như Phương Nam film mới phát hành đĩa ghi âm nhạc cổ điển. Cũng phải nói thêm rằng, hầu như khơng có một nghệ sĩ Việt Nam hay một dàn nhạc cổ điển nào thu âm đĩa nhạc của riêng mình. Đĩa nhạc đầu tiên có Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam ghi âm cùng ca sĩ Lê Dung với một tác phẩm giao hưởng của Hoàng Lương mang tên “Chuyện ngày xưa” ra đời được là nhờ đơn đặt hàng của một đại sứ quán nước ngoài, có tính ngoại giao chứ khơng được bán rộng rãi. Còn đĩa ghi âm của các nghệ sĩ quốc tế được phát hành ở Việt Nam cũng chỉ gói gọn trong những nghệ sĩ chơi nhạc bán cổ điển (semi-classic), tức là những bản nhạc na ná nhạc cổ điển, nhưng cấu trúc đơn giản hơn, hịa trộn giữa tính bác học và tính đại chúng, dễ cảm thụ, dễ thưởng thức, chẳng hạn như đĩa nhạc của nghệ sĩ piano Richard Clayderman, nghệ sĩ violin Ikuko Kawai, hay đĩa nhạc tuyển tập những bản nhạc cổ điển ngắn có giai điệu quen thuộc. Tuy nhiên, ngay cả những đĩa nhạc này cũng chỉ được phát hành với số lượng rất ít. Một phần vì Nhà nước chưa có cách nào khống chế được thị trường đĩa lậu một cách hiệu quả, một phần vì sự phát triển nhanh chóng của internet khiến cho khán giả dễ dàng tải nhạc miễn phí trên các trang như nhaccuatui, zing và khơng cịn nhu cầu mua đĩa CD nữa, và một phần lớn nhất là sự quan tâm yêu thích âm nhạc cổ điển từ phía cơng chúng cịn hạn chế.
Nhìn chung, số lượng đĩa ghi âm nhạc cổ điển được phát hành ở Việt Nam là vơ cùng ít ỏi và mức độ tiêu thụ cịn ít ỏi hơn nữa. Cũng có những bộ tuyển tập đĩa nhạc của từng tác giả nổi tiếng như Mozart, Chopin nhưng hầu như chỉ phục vụ cho những người theo học âm nhạc cổ điển chuyên nghiệp trong các nhạc viện. Chưa kể, những bộ đĩa nhạc tuyển tập này thường bao gồm cùng lúc nhiều album nên mức giá của nó cũng khá cao so với thu nhập nói chung của đại bộ phận người dân. Chẳng hạn tuyển tập 13 đĩa nhạc CD nhạc Chopin của nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn với tên gọi “Đặng Thái Sơn – Người được Chopin chọn” do Phương Nam film mua bản quyền từ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Yamaha Music Media Corporation năm 2008 được bán với giá khoảng 900.000 đồng. Nếu so với chất lượng đĩa (mua bản quyền từ hãng phát hành nổi tiếng của Nhật) cũng như tên tuổi và trình độ của Đặng Thái Sơn và mức giá được bán ở các nước khác, đây là mức giá vô cùng rẻ. Nhưng vấn đề là phần đông khán giả ở Việt Nam khơng đủ u thích để sẵn sàng chi trả số tiền này. Và trên thực tế, số lượng phát hành của bộ đĩa trên cũng ở dưới mức 1000 bản.
Hình 3.3 Một bìa đĩa nhạc trong tuyển tập 13 đĩa CD
“Đặng Thái Sơn – Người được Chopin chọn” do Phương Nam film phát hành
(Nguồn: Thể thao văn hóa)
Trong khi đó, thị trường các buổi hịa nhạc cổ điển ở Việt Nam có vẻ bớt ảm đạm hơn với sự hoạt động thường xuyên của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) và các dàn nhạc trẻ như Rhapsody Philharmonic Hanoi, dàn nhạc thính phịng Sơng Hồng, v...v... Tuy nhiên, thực tế là phần lớn vé của các buổi hòa nhạc đều là vé mời hoặc được các thành viên trong dàn nhạc phát miễn phí cho người thân, bạn bè. Chỉ có
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
một số lượng vé rất ít được bán ra và hầu hết người mua là người nước ngoài. Các dàn nhạc ở Việt Nam vẫn chủ yếu tồn tại nhờ trợ cấp của Chính phủ và các doanh nghiệp và cá nhân chứ không phải nhờ doanh thu bán vé. Giá vé các buổi hòa nhạc cổ điển ở Việt Nam tuy không quá đắt đỏ như nhiều chương trình ca nhạc đại chúng khác, ví dụ như với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, giá vé rơi vào khoảng 200.000 - 500.000 VND, nhưng khơng phải ai cũng đủ u thích để sẵn sàng chi trả ngần ấy để thưởng thức cho một đêm nhạc cổ điển. Đặc biệt, số lượng người đặt vé trước cho cả năm là cực kỳ khan hiếm. Theo liệt kê của chính Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam trên website chính thức <vnso.org.vn>, chỉ có 16 cá nhân là thành viên hịa nhạc đặt vé trước trong năm 2015 tính tới thời điểm này. Và trong 16 cá nhân đó chỉ có 2 người cịn lại là người Việt Nam.
Hình 3.4 Bảng giá vé và giá vé đặt trước cho cả năm 2015 của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU