Những thành quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược kinh doanh âm nhạc cổ điển ở các nước châu âu và bài học đối với việt nam (Trang 77)

3.2 Kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam

3.2.2 Những thành quả đạt được

Mặc dù kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn nhưng nó vẫn đạt được những thành quả nhất định như sau:

- Bước đầu tạo ra thị trường kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam

Đây là thành quả đầu tiên mà ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam gặt hái được. Dù chỉ mới phát triển và phải dựa rất nhiều vào trợ cấp từ Chính phủ, nhưng ít nhất chúng ta đã từng bước hình thành được một thị trường nhạc cổ điển ở Việt Nam. Chúng ta có những dàn nhạc cổ điển chuyên nghiệp cũng như một số hãng phát hành và sản xuất đĩa ghi âm, dù khơng nhiều nhưng với một quốc gia cịn nhiều tụt hậu về kinh tế và hậu quả chiến tranh thì đó cũng là khởi đầu khơng tệ.

- Chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao

Chất lượng đĩa ghi âm và các buổi hòa nhạc cổ điển đang ngày càng được hoàn thiện hơn. Với các buổi hịa nhạc cổ điển, có thể thấy ngồi việc trình độ diễn tấu của các nhạc cơng ngày càng điêu luyện, doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điển còn mời những nghệ sĩ cổ điển nổi tiếng trên thế giới khiến cho hòa nhạc cổ điển ở Việt Nam dần bắt kịp nhiều nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các nhà hát cũng được tu sửa hoặc xây mới để tạo ra không gian nghệ thuật, nâng cao chất lượng những buổi trình diễn. Gần đây nhất, phòng hòa nhạc mới của Học viện Âm nhạc Quốc gia được khai trương tháng 1/2015, trở thành địa điểm tổ chức hòa nhạc khá thường xuyên của nhiều dàn nhạc trong nước. Với đĩa ghi âm nhạc cổ điển, từ khi ký kết công ước Bern về quyền sở hữu trí tuệ, nhiều tuyển tập đĩa ghi âm nhạc cổ điển được xuất bản với bản quyền hợp pháp nên có bao bì đẹp, chất lượng ghi âm được thu theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Sản phầm ngày càng được đa dạng hóa

Các loại hình nhạc cổ điển được trình diễn ở các buổi hịa nhạc ngày càng được đa dạng hóa: từ các tác phẩm kinh điển tới các tác phẩm đương đại, từ nhạc giao hưởng, nhạc thính phịng đến concerto, opera,v...v... Đối với đĩa ghi âm, sản phẩm cũng được đa dạng hóa về mặt nội dung: tuyển tập đĩa của một nhà soạn nhạc nổi tiếng như Mozart, Chopin, tuyển tập đĩa của các nghệ sĩ solo nổi tiếng như Ikuko Kawai,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Andrea Bocelli, Đặng Thái Sơn,v...v... hay tuyển tập các bản nhạc nổi tiếng từ nhiều nghệ sĩ khác nhau,v...v...

- Bắt đầu có những cách tiếp cận mới với khán giả

Thành tựu này được thấy rõ ràng trong các buổi hòa nhạc cổ điển hiện nay. Các dàn nhạc cổ điển, đặc biệt là các dàn nhạc trẻ dần chủ động hơn trong việc xây dựng hình ảnh gần gũi hơn trong mắt khán giả, nhất là khán giả trẻ. Các dàn nhạc này thay vì tổ chức nhạc cổ điển trong các nhà hát sang trọng thì họ trình diễn nhạc cổ điển ngay trên đường phố để tạo dấu ấn với khán giả, chẳng hạn như dàn nhạc trẻ của những người sinh năm 1990, Rhapsody Philharmonic với dự án Orchestra flashmob thu hút sự chú ý của công chúng.

Ngoài ra, các dàn nhạc cổ điển ở Việt Nam cũng liên kết với các doanh nghiệp để tạo ra mối quan hệ đơi bên cùng có lợi. Khi liên kết với các doanh nghiệp, các dàn nhạc cổ điển cũng học được nhiều cách làm mới các sản phẩm của mình để tạo ra sự khác biệt trong mắt cơng chúng. Ví dụ như đêm nghệ thuật trình diễn nhạc cổ điển Hair Sonata do Dove tổ chức với cây đàn violin có dây kéo làm bằng tóc đã nhận được sự thích thú tị mị đơng đảo từ phía khán giả. Hay đêm trình diễn của Richard

Clayderman với các dàn nhạc dây đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội do Ngân hàng VP Bank tổ chức cũng được đánh giá là cực kỳ thành công về mặt doanh thu và quảng bá với 3000 vé được bán ra hết với mức giá một tấm vé cao nhất lên đến 6 triệu đồng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 3.5 Đêm nhạc cực kỳ thành cơng về mặt thương mại của nghệ sĩ piano huyền thoại Richard Clayderman tại Hà Nội năm 2014

(Nguồn: Thể thao văn hóa)

3.2.3 Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam đương nhiên vẫn cịn vơ số hạn chế khác:

- Thị trường của ngành kinh doanh nhạc cổ điển cịn hạn hẹp

Rất ít người Việt Nam là khán giả của nhạc cổ điển. Vì vậy, thị trường ngành kinh doanh nhạc cổ điển ở nước ta chủ yếu chỉ bó hẹp trong số những người được giáo dục về nhạc cổ điển, một số người thuộc tầng lớp tri thức cao hay một số người nước ngoài sinh sống và làm việc tại đây.

- Các doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả

Các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam thường hoạt động khá tùy hứng và không để ra những chiến lược kinh doanh cụ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến chuyện các buổi trình diễn được tổ chức và các đĩa ghi âm được phát hành rời rạc, khơng có một chiến lược xun suốt nhằm định hình doanh nghiệp trong mắt khán giả.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Điều này rất đúng với các dàn nhạc cổ điển lớn ở Việt Nam hiện nay. Vì các dàn nhạc này thuộc biên chế Nhà nước, được Nhà nước quản lý và trả lương, bù lỗ, các buổi hịa nhạc nhiều khi chỉ in vé mời vì khơng bán được vé, nên các dàn nhạc này cũng khơng có động lực để sáng tạo, đổi mới hay quyết tâm nâng cao doanh thu từ việc bán vé. khi các doanh nghiệp cịn giữ tâm lý này thì rất khó để ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam trở nên khởi sắc hơn.

- Sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng lỏng lẻo

Các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mức tới thị hiếu khán giả, họ chưa thực sự xem trọng việc khán giả muốn gì. Nhìn chung họ vẫn xây dựng sản phẩm theo cách họ muốn hơn là cách khán giả muốn. Ngược lại, thái độ của khán giả đối với âm nhạc cổ điển vẫn cịn rụt rè vì cho rằng đây là âm nhạc bác học, bản thân mình khơng có quyền đánh giá khen chê mà chỉ được phép thấy hay. Do đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điển với khách hàng của họ gần như là mối quan hệ một chiều. Đây là hạn chế rất lớn trong ngành kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt nam.

- Khâu quảng bá cịn hạn chế

Trái ngược hồn tồn với dòng nhạc đại chúng với rất nhiều cách thức quảng bá sáng tạo, thu hút, các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điển ít khi quảng bá các sản phẩm của mình, trừ một số trường hợp hi hữu như đêm nhạc của Richard Clayderman, hay hòa nhạc Toyota classics được tổ chức thường niên. Còn phần lớn các buổi hòa nhạc cứ thế diễn ra hay các đĩa ghi âm được xuất bản lẳng lặng mà gần như không có một chiêu thức quảng cáo nào. Điều này càng khiến cho việc kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam gặp nhiều bất lợi hơn.

3.2.4 Tiềm năng phát triển của kinh doạnh nhạc cổ điển ở Việt Nam

3.2.4.1 Cơ hội phát triển của kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam

Kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cơ hội để phát triển. Trước hết, đời sống kinh tế của người Việt Nam đang ngày một cải thiện, khi nhu cầu vật chất được đảm bảo thì nhu cầu về tinh thần cũng sẽ lớn hơn. Hơn nữa, với nhiều người có điều kiện tài chính, họ cịn muốn vươn lên tầng lớp cao hơn trong xã

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hội và âm nhạc cổ điển được coi là có thể khiến cho người ta thấy mình cao q hơn so với mặt bằng chung xã hội. Vì thế nhạc cổ điển sẽ có nhiều điều kiện để phát triển và mở rộng thị trường của mình.

Ngồi ra, giáo dục âm nhạc đang được các gia đình quan tâm đầu hơn cho con cái. Khi xã hội phát triển, nhu cầu về việc phát triển toàn diện cho trẻ em tăng lên, và âm nhạc đương nhiên là một phần không thể thiếu. Số lượng các trung tâm âm nhạc ngày càng nhiều, số lượng học viên theo học cũng rất đông. Các lớp học âm nhạc phổ biến nhất là các lớp dạy piano, guitar, violin, ký xướng âm, v...v... Khi theo học, học viên sẽ được tiếp cận nhiều với nhạc cổ điển, do đó, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai với những người trẻ có gu thẩm mỹ nghệ thuật cao hơn, có thể thưởng thức và trở thành khán giả tương lai của âm nhạc cổ điển và vực dậy ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển.

Thêm nữa, Việt Nam đang trên đường hội nhập với quốc tế. Đây cũng là cơ hội tốt ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam phát triển. Với việc mời các nghệ sĩ quốc tế về biểu diễn, ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm đem tới cho cơng chúng, mà cịn từng bước mở rộng thị trường sang một số quốc gia lân cận. Sự kiện dàn nhạc thính phịng Sơng Hồng được mời biểu diễn ở Los Angeles (Mỹ), Bangkok (Thái Lan),... và một số quốc gia khác cho thấy các dàn nhạc ở Việt Nam khơng chỉ có tiềm năng chinh phục thị trường trong nước mà có thể vươn sang thị trường quốc tế.

3.2.4.2 Thách thức cho kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội đã nếu trên, cũng còn rất nhiều thách thức cho ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển của nước ta. Đầu tiên, vẫn phải nói rằng, với người Việt Nam, nhạc cổ điển vẫn là một món ăn tinh thần tương đối xa lạ, không tạo ra cảm giác thân thiết, gần gũi. Một thách thức khác là sự phát triển của công nghệ thông tin như internet, mạng xã hội như một con dao hai lưỡi, vừa khiến cho doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điển tiếp cận khán giả chủ động sáng tạo hơn, nhưng cũng khiến cho doanh nghiệp phải đối đầu với áp lực cạnh tranh đến từ sản phẩm thay thế. Ngoài ra, khơng thể khơng kể tới sự phủ sóng mạnh mẽ của các dịng nhạc đại chúng với những

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chiêu thức quảng bá, lăng xê vô cùng hiệu quả. Đây cũng là một thách thức lớn đe dọa tới ngành kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam.

3.3 Bài học cho việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam

Thơng qua những phân tích về kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh âm nhạc cổ điển ở châu Âu, cùng những phân tích về đặc trưng thị trường âm nhạc cổ điển ở Việt Nam, ta có thể rút ra một số bài học cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam.

Do kinh doanh âm nhạc cổ điển là ngành mới xuất hiện, nên các sản phẩm và quy trình sản xuất trong ngành còn chưa ổn định. Các doanh nghiệp cũng tương đối khó khăn khi thực hiện hoạt động marketing do thị trường mới, chưa nắm rõ được thị hiếu của khán giả, cũng chưa có một giải pháp nào thực sự chứng minh được khả năng của nó. Vì vậy, giải pháp chiến lược của các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điền ở Việt Nam lúc này là phải thiết lập được lợi thế cạnh tranh ổn định, độc đáo nhằm thu hút khách hàng, cụ thể như ở dưới đây.

3.3.1 Đối với đĩa ghi âm

Các doanh nghiệp kinh doanh đĩa ghi âm nhạc cổ điển của Việt Nam nên lựa chọn chiến lược khác biệt hóa để tạo ra lợi thế cạnh tranh, gây ấn tượng đối với khán giả và thuyết phục họ mua sản phẩm của mình. Chiến lược chi phí thấp sẽ khơng giúp ích được các doanh nghiệp nhiều lắm vì lí do lớn nhất làm kinh doanh nhạc cổ điển khó khăn là ở chỗ khán giả chưa dành sự quan tâm, yêu thích cho thể loại nhạc này, chứ khơng hẳn vì giá bán. Ngồi ra, chiến lược trọng tâm tập trung vào tầng lớp trí thức cao trong xã hội cũng khơng thực sự xác đáng vì số lượng những người có hiểu biết về âm nhạc ở Việt Nam là không nhiều.

Để theo đuổi chiến lược khác biệt hóa, các doanh nghiệp đĩa ghi âm nhạc cổ điển ở Việt Nam nên tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt ở nội dung sản phẩm và

khâu quảng cáo.

Về nội dung sản phẩm, có thể lấy bài học về việc hòa trộn giữa âm nhạc cổ điển và âm nhạc đại chúng một cách phóng khống, sáng tạo từ những đĩa ghi âm của nghệ sĩ violin André Rieu và dàn nhạc Johann Strauss Orchestra hay giọng ca opera Andra

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bocelli. Thay vì việc phát hành những bản nhạc cổ điển được chơi theo phong cách hàn lâm đã đóng đinh với dịng nhạc này, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát hành những bản nhạc cổ điển chơi theo phong cách hiện đại, phù hợp với thị hiếu của khán giả hiện đại. Với riêng thể loại opera, đây có thể là một chiến lược cực kỳ hữu hiệu vì opera là thể loại nhạc có lời nên khơng khó để hịa trộn nó với âm nhạc đại chúng.

Về khâu quảng cáo, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tiếp thị các sản phẩm của mình, đưa nó đến gần hơn với cơng chúng thơng qua sách báo, internet, các buổi giao lưu thay vì chỉ lẳng lặng phát hành. Các doanh nghiệp có thể học tập cách làm quảng cáo của hiện tượng đĩa nhạc cổ điển ở châu Âu The Three Tenor in Concerts, tức là quảng cáo đĩa ghi âm thơng qua những sự kiện văn hóa – thể thao – xã hội được nhiều người quan tâm. Khi đó, khán giả tháo bỏ được tâm lý cho rằng nhạc cổ điển xa vời, khó hiểu và khơng dành cho tầng lớp bình dân. Điều này giúp cho các sản phẩm đĩa ghi âm nhạc cổ điển dễ dàng tiếp cận công chúng hơn.

3.3.2. Đối với các buổi hòa nhạc

Các dàn nhạc cổ điển ở Việt Nam cũng có thể tùy vào đặc điểm của mình mà lựa chọn một trong hai chiến lược chi phí thấp hoặc chiến lược khác biệt hóa. Với những dàn nhạc có quy mơ lớn, chẳng hạn như Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, thì nên theo đuổi chiến lược khác biệt hóa để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nguồn khác biệt

hóa ở đây chính là uy tín của dàn nhạc và chất lượng của các buổi hịa nhạc ln được

đảm bảo ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, các dàn nhạc này vốn dĩ đã có sự trợ giúp của Chính phủ nên có nhiều lợi thế để quảng bá tên tuổi, xây dựng thương hiệu cho mình. Đây là điều rất quan trọng vì các dàn nhạc ở Việt Nam nhìn chung đều tương đối yếu ở khâu quảng cáo. Những dàn nhạc lớn có thể chủ động tổ chức những hoạt động hưởng ứng các phong trào, sự kiện lớn của đất nước, thành phố nhằm làm sâu sắc mối quan hệ giữa nhạc cổ điển và đời sống con người. Bên cạnh đó, họ cũng nên tạo ra sự khác biệt bằng cách xây dựng hình ảnh cho các nghệ sĩ độc tấu vốn rất tài năng của mình để đưa

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược kinh doanh âm nhạc cổ điển ở các nước châu âu và bài học đối với việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)