3.2 Kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam
3.2.4 Tiềm năng phát triển của kinh doạnh nhạc cổ điển ở Việt Nam
3.2.4.1 Cơ hội phát triển của kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam
Kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cơ hội để phát triển. Trước hết, đời sống kinh tế của người Việt Nam đang ngày một cải thiện, khi nhu cầu vật chất được đảm bảo thì nhu cầu về tinh thần cũng sẽ lớn hơn. Hơn nữa, với nhiều người có điều kiện tài chính, họ cịn muốn vươn lên tầng lớp cao hơn trong xã
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hội và âm nhạc cổ điển được coi là có thể khiến cho người ta thấy mình cao q hơn so với mặt bằng chung xã hội. Vì thế nhạc cổ điển sẽ có nhiều điều kiện để phát triển và mở rộng thị trường của mình.
Ngồi ra, giáo dục âm nhạc đang được các gia đình quan tâm đầu hơn cho con cái. Khi xã hội phát triển, nhu cầu về việc phát triển toàn diện cho trẻ em tăng lên, và âm nhạc đương nhiên là một phần không thể thiếu. Số lượng các trung tâm âm nhạc ngày càng nhiều, số lượng học viên theo học cũng rất đông. Các lớp học âm nhạc phổ biến nhất là các lớp dạy piano, guitar, violin, ký xướng âm, v...v... Khi theo học, học viên sẽ được tiếp cận nhiều với nhạc cổ điển, do đó, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai với những người trẻ có gu thẩm mỹ nghệ thuật cao hơn, có thể thưởng thức và trở thành khán giả tương lai của âm nhạc cổ điển và vực dậy ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển.
Thêm nữa, Việt Nam đang trên đường hội nhập với quốc tế. Đây cũng là cơ hội tốt ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam phát triển. Với việc mời các nghệ sĩ quốc tế về biểu diễn, ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm đem tới cho cơng chúng, mà cịn từng bước mở rộng thị trường sang một số quốc gia lân cận. Sự kiện dàn nhạc thính phịng Sơng Hồng được mời biểu diễn ở Los Angeles (Mỹ), Bangkok (Thái Lan),... và một số quốc gia khác cho thấy các dàn nhạc ở Việt Nam khơng chỉ có tiềm năng chinh phục thị trường trong nước mà có thể vươn sang thị trường quốc tế.
3.2.4.2 Thách thức cho kinh doanh âm nhạc cổ điển ở Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội đã nếu trên, cũng còn rất nhiều thách thức cho ngành kinh doanh âm nhạc cổ điển của nước ta. Đầu tiên, vẫn phải nói rằng, với người Việt Nam, nhạc cổ điển vẫn là một món ăn tinh thần tương đối xa lạ, không tạo ra cảm giác thân thiết, gần gũi. Một thách thức khác là sự phát triển của công nghệ thông tin như internet, mạng xã hội như một con dao hai lưỡi, vừa khiến cho doanh nghiệp kinh doanh nhạc cổ điển tiếp cận khán giả chủ động sáng tạo hơn, nhưng cũng khiến cho doanh nghiệp phải đối đầu với áp lực cạnh tranh đến từ sản phẩm thay thế. Ngoài ra, khơng thể khơng kể tới sự phủ sóng mạnh mẽ của các dịng nhạc đại chúng với những
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
chiêu thức quảng bá, lăng xê vô cùng hiệu quả. Đây cũng là một thách thức lớn đe dọa tới ngành kinh doanh nhạc cổ điển ở Việt Nam.