3.1.1 Sự du nhập của nhạc cổ điển vào Việt Nam
Theo Nguyễn Thụy Loan (2007), âm nhạc cổ điển ở châu Âu được du nhập vào Việt Nam khi thực dân Pháp đô hộ nước ta vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Âm nhạc cổ điển chủ yếu thâm nhập vào đời sống của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản qua nhiều con đường như truyền đạo, màn ảnh, các buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật tạp kỹ đến từ nước ngoài, âm nhạc của các dàn kèn phục vụ quân đội, và từ hệ thống đào tạo âm nhạc phương Tây trong các trường tiểu học Việt Pháp. Đặc biệt, vào năm 1927, thực dân Pháp mở nhạc viện Viễn Đông (Conservatoire de Musique Franỗaise d'Extrờme-Orient) H Nội để truyền bá và giáo dục về âm nhạc phương Tây nói chung cũng như âm nhạc cổ điển nói riêng.
Bắt đầu từ phong trào học các nhạc cụ cổ điển như violin, piano, kèn, v...v... và học cách ký âm phương Tây để ghi chép lại bản nhạc, âm nhạc cổ điển dần trở nên thịnh hành hơn khi nó được biểu diễn ở một số phịng trà, hoặc trong các gia đình có điều kiện. Âm nhạc cổ điển đóng vai trị quan trọng trong sự ra đời của nền Tân Nhạc Việt Nam thế kỷ 20.
3.1.2 Quá trình phát triển của nhạc cổ điển ở Việt Nam
3.1.2.1 Giai đoạn trước năm 1954
Vẫn theo tác giả Nguyễn Thụy Loan (2007), trong giai đoạn đầu khi mới du nhập sang Việt Nam, nhạc cổ điển chủ yếu được biểu diễn để phục vụ cho người Pháp. Sau đó nhạc cổ điển dần thâm nhập vào đời sống của các gia đình tư sản và tầng lớp trí thức Tây học. Phong trào học nhạc Tây bắt đầu trở nên phổ biến trong giới thanh niên thành thị. Sự mới lạ của các nhạc cụ đến từ phương Tây đã tạo cho quần chúng sự hiếu kỳ nhất định. Những nhạc cụ dân tộc như tranh, sáo, nhị bắt đầu bị bỏ quên, thay vào đó là các nhạc cụ như vĩ cầm, dương cầm, guitar,v...v...
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Những bản nhạc cổ điển phương Tây được công chúng Việt Nam biết tới rộng rãi là qua việc biên soạn lại của nhạc sĩ Việt Nam như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Thiện Tơ, Nguyễn Trần Dư và một số nhạc sĩ trẻ như Văn Chung, Doãn Mẫn, Lê Yên. Các nhạc sĩ này đã Việt hóa các khúc nhạc cổ điển phương Tây bằng cách thêm lời tiếng Việt vào.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, song song với khuynh hướng nhạc Cách mạng và nhạc Lãng Mạn, các nhạc sĩ Việt Nam cũng cho ra đời nhiều tác phẩm khí nhạc thuộc nhiều thể loại đa dạng như giao hưởng, opera, tổ khúc, trong đó những nhạc sĩ tiêu biểu phải kể tới Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, Huy Du, Hoàng Vân, Văn Cao, Văn Chung, Hoàng Việt, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp, Huy Thục, Văn An, Hồ Bắc, Nguyễn Văn Tý, Trần Kiết Tường.
3.1.2.2 Giai đoạn sau 1954
Trong giai đoạn này, âm nhạc cổ điển ở Việt Nam cũng khơng có bước tiến nào đáng kể và gần như rơi vào bế tắc. Chỉ tới cuối những năm 80 và thập kỷ 90, khi công cuộc đổi mới mang lại sinh khí cho đất nước, nền khí nhạc Việt Nam mới được hồi sinh với sự hoạt động thường xuyên của dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, nhà hát Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam và các cuộc thi nhạc cổ điển diễn ra thường niên. Hơn nữa, sự hội nhập của Việt Nam với khu vực và quốc tế, đặc biệt là việc mối quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây được bình thường hóa, âm nhạc cổ điển càng có cơ hội để phát triển và mở rộng.
Hiện nay, ngành âm nhạc cổ điển của Việt Nam cũng có những bước tiến bộ nhất định. Một số nghệ sĩ cổ điển ở Việt Nam đã khẳng định được tên tuổi trong âm nhạc cổ điển trên thế giới như nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, người từng giành giải nhất cuộc thi piano quốc tế danh tiếng mang tên nhà soạn nhạc Frederyk Chopin năm 1980 tại Warsaw, Ba Lan; nghệ sĩ vĩ cầm Bùi Công Duy, người từng giành giải nhất cuộc thi Tchaikovsky dành cho lứa tuổi trẻ năm 1997 và từng được mời biểu diễn độc tấu cùng dàn nhạc nổi tiếng Berlin Philharmonic vào tháng 2/2014 ngay tại nhà hát
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
chính của dàn nhạc này tại Đức; nghệ sĩ piano trẻ Lưu Hồng Quang, người từng giành giải nhất nhiều cuộc thi độc tấu piano tại Sydney, Tokyo, Valtidone v...v...
Hình 3.1 Nghệ sĩ violin Bùi Cơng Duy biểu diễn độc tấu cùng dàn nhạc nổi tiếng Berlin Philharmonic tại nhà hát Berliner Philharmonie năm 2014
(Nguồn: VOV)
Ngoài ra, dàn nhạc có quy mơ lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam cũng có được những bước phát triển quan trọng. Một năm dàn nhạc này biểu diễn khoảng 60 buổi hòa nhạc với nhiều tiết mục đa dạng phong phú từ các tác phẩm âm nhạc cổ điển lãng mạn đến hiện đại của các nhạc sĩ Việt Nam và thế giới, với trình độ biểu diễn được khán giả, giới báo chí, giới phê bình nhạc và đồng nghiệp đánh giá cao. Bên cạnh những hoạt động trong nước, dàn nhạc có nhiều hoạt động quốc tế đáng chú ý như chuyến lưu diễn tại Hoa Kỳ năm 2011, biểu diễn tại hai trung tâm âm nhạc danh tiếng Carnegie Hall (New York) và Boston Symphony Hall
(Boston), chuyến lưu diễn tại Italia năm 2013 qua các thành phố Venice, Florence, Rome và được biểu diễn tại phủ Tổng thống Italia Giorgio Napolitano, chuyến lưu diễn tại Nhật Bản năm 2013 qua các thành phố Yokohama, Koriyama, Osaka, Nagoya,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Tokyo, Nara và được biểu diễn tại Tokyo Opera City có thái tử Nhật Bản tham dự, chuyến lưu diễn tại Nga năm 2014 qua Moscow và St Peterburg.
Hình 3.2 Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội năm 2013
(Nguồn: Vietnamnet)
Bên cạnh đó, Việt Nam càng ngày càng mời được nhiều hơn các nghệ sĩ nhạc cổ điển nổi tiếng nước ngoài sang để học hỏi kinh nghiệm cũng như giao lưu văn hóa nhằm nâng cao trình độ như nghệ sĩ viola Imai Nobuko, người từng chơi solo cho những dàn nhạc hàng đầu như Berlin Philharmonic, Royal Concertgebouw, London Symphony Orchestra, Chicago Symphony Orchestra; hay David Miller, nhạc trưởng từng là chỉ huy dàn nhạc Los Angeles Philharmonic.
3.1.3 Nhạc cổ điển trong đời sống văn hóa ở Việt Nam
Mặc dù về cơ bản trình độ các nhạc cơng và nghệ sĩ độc tấu của Việt Nam không phải là kém so với khu vực, nhưng âm nhạc cổ điển ở Việt Nam nói riêng và nền khí nhạc của Việt Nam nói chung vẫn chưa tiếp cận được nhiều với đại bộ phận công chúng.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nếu so sánh khí nhạc với các ca khúc thì sự phát triển của các ca khúc ở Việt Nam mạnh mẽ hơn rất nhiều. Người Việt Nam nói chung thích nghe hát và chưa có thói quen nghe nhạc khơng lời. Bản thân khái niệm về nhạc cổ điển đã khá mơ hồ với nhiều người. Nhiều khán giả đánh đồng nhạc cổ điển là nhạc guitar classic. Một bộ phận khán giả không phân biệt được sự khác nhau giữa nhạc cổ điển và nhạc hòa tấu, hay giữa nhạc giao hưởng và nhạc thính phịng. Một số người thậm chí cịn nhầm lẫn cho rằng những bản nhạc không lời của Yiruma, Kevin Kern là nhạc cổ điển. Khán giả hầu như chỉ quen thuộc với những bản nhạc hịa tấu khơng lời dễ thưởng thức của Richard Clayderman hay Paul Mauriat. Chỉ có một số những bài hát nghệ thuật ngắn, được dịch sang lời Việt như Serenade của Schubert, Serenata của Enrico Toselli, hay những bản nhạc có tên gọi cụ thể hoặc giai điệu quen thuộc như Sông Danube xanh của Strauss, Sonata Ánh trăng của Beethoven, Phiên chợ Ba Tư của Ketelbey, Canon in D của Pachelbel là được công chúng biết tới.
Hơn nữa, ở Việt Nam giáo dục âm nhạc ở bậc phổ thông chưa thực sự nghiêm túc và cũng khơng được nhiều gia đình coi trọng đúng mức. Bản thân sách giáo khoa âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 8 đều chỉ dạy các bài hát thiếu nhi, chỉ giới thiệu nhạc cổ điển thông qua tiểu sử của những nhà soạn nhạc sống từ nhiều thế kỷ trước, cịn các tác phẩm của họ thì học sinh không được tiếp cận. Trong khi để hiểu được những bản nhạc cổ điển dài, khơng có lời, khơng có chủ đề cụ thể, mang tính trừu tượng cao, địi hỏi một vốn kiến thức âm nhạc nhất định. Do đó nhiều khán giả Việt Nam gặp khó khăn trong việc thưởng thức âm nhạc cổ điển. Các khán giả trẻ thì cảm thấy nhạc cổ điển thật xa lạ.
Bên cạnh đó, đối với nhiều người Việt Nam, âm nhạc chỉ là một hình thức để giải trí đơn thuần, bởi vậy rất khỏ để họ có thể tồn tâm toàn ý lắng nghe một bản nhạc cổ điển kéo dài 30 phút từ đầu tới cuối. Đây là một trong những thách thức lớn nhất cho sự phát triển và phổ biến hóa âm nhạc cổ điển ở Việt Nam