Theo số liệu của SPPA - Publics Participation in the Arts (2012), tỉ lệ người
trưởng thành ở châu Âu đã từng tham gia ít nhất một buổi hịa nhạc cổ điển trong vòng một năm giai đoạn 1982 -2012 theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chủng tộc được
ghi lại như sau:
Bảng 2.7 Tỉ lệ người trưởng thành ở các nước châu Âu tham gia ít nhất một buổi hòa nhạc cổ điền trong vòng một năm
(Đơn vị: %) Năm Quốc gia 1982 1992 2002 2008 2012 Giới tính Nam 11,3 11,5 10,3 8,5 8,1 Nữ 14,5 13,4 12,7 10,0 9,5 Chủng tộc Người da trắng n/a 14,0 13,7 11,3 10,9
Người gốc Phi n/a 6,9 4,5 4,3 3,9
Khác n/a 12,3 8,8 9,1 10,3 Độ tuổi 18-24 11,0 10,3 7,8 6,9 6,1 25-34 13,0 10,1 9,0 7,0 6,5 35-44 16,4 12,4 10,7 8,9 7,1 45-54 14,8 16,8 15,2 10,2 11,3 55-64 12,8 15,3 15,6 11,6 12,1 65-74 12,1 14,0 12,5 12,2 13,4 75+ 7,1 8,4 9,5 9,7 10,1 Trình độ học vấn Sơ cấp 1,9 1,8 1,5 1,8 1,3 Trung học 3,9 2,9 1,9 2,3 2,1 Tốt nghiệp trung học 7,6 6,5 4,5 3,1 2,8 Sinh viên đại học 17,9 14 11,5 9,1 8,3
Cử nhân 29,4 22,9 21,9 16,7 15,3
Có bằng sau đại học 38,5 35,6 34,1 27,1 30,3
Nguồn: SPPA (2012)
Từ bảng số liệu nói trên, ta có thể phân tích đặc điểm khán giả của âm nhạc cổ điển qua theo bốn tiêu chí: giới tính, chủng tộc, độ tuổi, trình độ học vấn như sau:
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU - Về giới tính
Biểu đồ 2.3 Tỉ lệ người trưởng thành ở châu Âu tham gia ít nhất một buổi hịa nhạc cổ điển trong một năm giai đoạn 1982 – 2012 phân theo giới tính
(Đơn vị: %)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Có thể thấy, ở châu Âu, tỉ lệ phụ nữ là khán giả của nhạc cổ điển lớn hơn tỉ lệ nam giới là khán giả của nhạc cổ điển. Điều này khá bất ngờ, vì mặc dù khơng liên quan một cách trực tiếp, nhưng từ trước đến nay, trong âm nhạc cổ điển, số lượng các nhà soạn nhạc và nhạc công nam giới vẫn thường xuyên áp đảo nữ giới.
Tuy nhiên, ở cả hai giới tính thì tỉ lệ này đều có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 1982, tỉ lệ nam giới trưởng thành tham gia ít nhất một buổi hịa nhạc trong vịng một năm là 11,3% cịn của nữ giới là 14,5% thì đến năm 2012, tỉ lệ này ở nam và nữ chỉ còn lần lượt là 8,1% và 9,5%. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1982 1992 2002 2008 2012 Nam Nữ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU - Về chủng tộc:
-
Biểu đồ 2.4 Tỉ lệ người trưởng thành ở châu Âu tham gia ít nhất một buổi hịa nhạc cổ điển trong vịng mơt năm giai đoạn 1982 – 2012 phân theo các chủng tộc
(Đơn vị: %)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Rõ ràng, tỉ lệ người da trắng là khán giả của âm nhạc cổ điển lớn hơn so với tỉ lệ người gốc Phi nói riêng và người thuộc các chủng tộc khác nói chung. Gần nhất, vào năm 2012, tỉ lệ người da trắng ở châu Âu tham gia ít nhất một buổi hịa nhạc cổ điển trong một năm là 10,9% thì con số này với người châu Phi chỉ vỏn vẻn 3,9%. Đó là vì châu Âu chính là cái nối của âm nhạc cổ điển. Âm nhạc cổ điển chính là một phần khơng thể thiếu trong nền văn hóa châu Âu. Do đó, người gốc Âu hay người da trắng có mối liên hệ rất gần gũi với dịng nhạc này.
Tuy nhiên, nếu như tỉ lệ người da trắng là khán giả của nhạc cổ điển đang giảm dần trong những năm qua thì tỉ lệ người da màu không phải gốc Phi là khán giả của nhạc cổ điển lại có dấu hiệu tăng nhẹ. Nếu như năm 2002, chỉ có 8,8% người da màu là khán giả của nhạc cổ điển thì tới năm 2012, con số này là 10,3%, một tỉ lệ gần ngang ngửa với tỉ lệ của người da trắng. Điều này cũng khơng q khó hiểu khi hiện nay, âm nhạc cổ điển đang được một số quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, rất quan tâm phát triển. Ngồi ra, những gia đình người châu Á sống ở châu Âu cũng
0 2 4 6 8 10 12 14 16 1992 2002 2008 2012 Người da trắng Người gốc Phi Khác
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thường cho con em học chơi các loại nhạc cụ như piano hay violin. Điều này khiến cho tỉ lượng các khán giả nhạc cổ điển là người da màu cũng tăng dần lên.
- Về độ tuổi
Biểu đồ 2.5 Tỉ lệ người trưởng thành ở châu Âu tham gia ít nhất một buổi hòa nhạc cổ điển trong vòng 1 năm giai đoạn 1982 – 2012 phân theo độ tuổi
(Đơn vị: %)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Qua biểu đồ trên, có thể thấy, ở châu Âu tỉ lệ người ở độ tuổi 55-64 và 65-74 là khán giả của nhạc cổ điển là lớn nhất. Trong khi đó, tỉ lệ người trong độ tuổi từ 1-24, từ 25-34 và từ 35 - 44 là khán giả của nhạc cổ điển ngày càng giảm sút mạnh mẽ. Ngoài ra, tỉ lệ người trên 75 tuổi là khán giả của nhạc cổ điển thì ngày một tăng lên. Từ năm 1982 – 2012, tỉ lệ người trên 75 tuổi là khán giả các buổi hòa nhạc cổ điển đã tăng từ 7,1% lên tới 10,1%. Trong khi con số này của độ tuổi từ 18- 24 và độ tuổi 25 - 34 đều giảm từ trên 10% xuống chỉ cịn khoảng 6%. Điều này cho thấy có vẻ như, khán giả nhạc cổ điển ở châu Âu đang ngày một già đi.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1982 1992 2002 2008 2012 18-24 25-34 45-54 55-64 65-74 75+
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Ngoài ra, về độ tuổi của khán giả nhạc cổ điển, SPPA cũng đưa ra một thống kê khác về cơ cấu khán giả như sau:
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu khán giả âm nhạc cổ điển ở châu Âu trong năm 1992 và 2012 theo độ tuổi
Nguồn: SPPA (2012)
Thống kê trên cho thấy số lượng khán giả của nhạc cổ điển ở châu Âu trên 45 tuổi đã tăng từ 40% trong năm 1992 lên mức 59% trong năm 2012, trong khi số lượng khán giả dưới 45 tuổi thì giảm từ 60% xuống cịn 41%. Đây gần như là một sự đảo ngược hoàn toàn về cơ cấu khán giả của nhạc cổ điển. Nó tiếp tục gián tiếp khẳng định rằng khán giả nhạc cổ điển ở châu Âu ngày một già đi. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, khơng hẳn là khán giả nhạc cổ điển đang già đi mà chỉ là dân số châu Âu đang già đi và con người ở tầm tuổi trung niên mới bắt đầu hứng thú và yêu thích âm nhạc cổ điển. Nhưng dù lí giải theo cách nào, thì cũng có thể thấy đối tượng chủ yếu của thị trường âm nhạc cổ điển là những người lớn tuổi chứ không phải tầng lớp khán giả trẻ.
40 59 60 41 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1992 2012 Dưới 45 Trên 45
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Về trình độ học vấn
Biểu đồ 2.7 Tỉ lệ người trưởng thành ở châu Âu tham gia ít nhất một buổi hịa nhạc cổ điển trong vòng 1 năm giai đoạn 1982 – 2012 phân theo trình độ học vấn
(Đơn vị: %)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Biểu đồ trên cho thấy ở châu Âu, những người có trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ là khán giả của âm nhạc cổ điển càng lớn. Có thể thấy tỉ lệ này là vơ cùng chênh lệch giữa nhóm người có trình độ sau đại học và nhóm người có trình độ sơ cấp hay trung học. Như vậy, thị trường của âm nhạc cổ điển chủ yếu tập trung vào những người có học vấn hoặc tri thức cao trong xã hội.
Tuy nhiên, từ biểu đồ trên, ta còn thấy rằng tỉ lệ sinh viên đại học và tỉ lệ cử nhân là khán giả của nhạc cổ điển cũng ngày một giảm sút. Điều này hoàn toàn phù hợp với thống kê ở mục độ tuổi cho thấy tỉ lệ người từ 18-24 là khán giả của nhạc cổ điển đang giảm dần.
Như vậy, qua những phân tích ở trên, có thể đi đến một số kết luận sau về khán giả nhạc cổ điển hay chính là những khách hàng của ngành kinh doanh âm nhạc cổ
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1982 1992 2002 2008 2012 Sơ cấp Trung học Tốt nghiệp trung học
Sinh viên đại học
Cử nhân
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Tỉ lệ người da trắng là khán giả tương đối lớn và tỉ lệ người da màu (đặc biệt là người da vàng) là khán giả đang tăng lên.
- Khán giả nhạc cổ điển châu Âu đang già đi. Tỉ lệ người trong độ tuổi 18-34 là khán giả nhạc cổ điển ngày càng giảm dần.
- Tỉ lệ người có trình độ học vấn cao là khán giả nhạc cổ điên tương đối lớn, nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần ở những người là sinh viên đại học hoặc là tốt nghiệp cử nhân.