Đánh giá thực trạng quan hệ cung cầu và giá cả thị trƣờng những

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược cạnh tranh của cà phê trung nguyên với các thương hiệu thế giới tại thị trường việt nam (Trang 37 - 39)

2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM NHỮNG

2.1.3. Đánh giá thực trạng quan hệ cung cầu và giá cả thị trƣờng những

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhìn chung trong những năm qua, ngoài việc cung ứng ra thị trƣờng bằng sản xuất trong nƣớc thì thị trƣờng cà phê nội địa vẫn nhập khẩu một số lƣợng cà phê xanh từ các nƣớc bạn nhƣ Lào, Indonexia, Trung Quốc. Theo Tổng cục Hải Quan, GTA và các thƣơng nhân trong nƣớc, kim ngạch nhập khẩu cà phê xanh nƣớc ta trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/14 chiếm 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của mùa vụ trƣớc. Mặt khác, tình hình sản xuất trong nƣớc ở các năm cũng khơng có nhiều sự khác biệt. Sản xuẩt cà phê Arabica vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ với chỉ 4-5% so với hạt Robusta.

Về mặt tiêu thụ, xuất khẩu cà phê vẫn là hoạt động chính của thị trƣờng này với hơn 90% tổng sản lƣợng cà phê đƣa ra cung ứng , và chỉ một số ít là đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng nội địa. Con số đó cho thấy lƣợng cà phê Việt Nam xuất khẩu ra thế giới lớn đến mức nào và qua đó khẳng định đƣợc vị thế của một quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil, và đứng số 1 về xuất khẩu hạt Robusta.

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất, cung, cầu của ngành cà phê Việt Nam.

Đơn vị: nghìn bao 2012/2013 2013/2014 2014/2015 Số lƣợng dự trữ ban đầu 1090 1857 3251 Sản lƣợng cà phê Arabica 900 1167 1250 Sản lƣợng cà phê Robusta 25600 27833 27917 Nhập khẩu 419 322 322 Tổng cung 28009 31179 32740 Tổng xuất khẩu 24200 25920 28000 Tiêu thụ trong nƣớc 1825 2008 2083 Lƣợng dự trữ còn lại 1857 3251 2657 Tổng lƣợng Cung ứng 28009 31179 32740

Nguồn: Bộ NN&PTNT, các thương nhân trong nước

Về tình hình cung cầu ngành cà phê trong nƣớc ở các mùa vụ, lƣợng cung và cầu đang tăng lên nhƣng với tốc độ khá chậm.Thống kê của Cục xúc tiếng thƣơng mại (Bảng 2) cho thấy rõ điều đó. Các chỉ số đều tăng từ 10-20% so với mùa vụ trƣớc cho thấy tốc độ phát triển của thị trƣờng cà phê Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Giá cà phê trong nƣớc cũng dao động liên tục, chủ yếu ở mức 35.000-40.000 VNĐ/kg [12]. 7 tháng đầu mùa vụ 2013/14, giá cà phê Robusta trung bình ở mức 35.957 VNĐ/kg. Tháng 3 và tháng 4 mùa vụ 2014/15, giá cà phê tại 4 khu vực trồng chính tăng đột biến do giá cà phê thế giới tăng mạnh vì nguồn cung sụt giảm (vụ mùa tại Brazil thất thu). Theo đó, giá cà phê xuất trại tại Đăk Lăk và Lâm Đồng, 2 trong số những địa phƣơng trồng nhiều cà phê nhất cả nƣớc, lần lƣợt là 40.100 VNĐ/kg và 40.200 VNĐ/kg. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc, nếu giá cà phê tiếp tục tăng cao hơn 40.000 VNĐ/kg thì ngƣời nơng dân sẽ có thêm động lực để bán cà phê cho các doanh nghiệp.

Giá xuất khẩu cà phê cũng thay đổi vì thị trƣờng cà phê thế giới dao động. 7 tháng đầu năm mùa vụ 2013/14, giá xuất khẩu trung bình cà phê Robusta nƣớc ta là 1.796 USD/tấn (giá FOB Hồ Chí Minh), giảm 8% so với cùng kì mùa trƣớc (1.952 USD). Nguyên nhân là do sụt giảm đáng kể trong 4 tháng đầu tiên của mùa vụ và chỉ bắt đầu tăng kể từ tháng 2, ở mức 2.000 USD/tấn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược cạnh tranh của cà phê trung nguyên với các thương hiệu thế giới tại thị trường việt nam (Trang 37 - 39)