thương mại quốc tế
1.2.1 Tác động tích cực
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế có tác động tích cực đối với thị trường nước nhập khẩu.
Hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường có chất lượng tốt hơn, lợi ích của người tiêu dùng được nâng cao hơn bởi có nhiều sự lựa chọn hơn về mẫu mã cũng như chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.
Các mục tiêu cao cả như an ninh quốc phòng, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, động vật, thực vật cũng được đảm bảo thông qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế. Thơng thường, hàng hóa bị cấm nhập khẩu thường là vũ khí, đạn dược, thuốc nổ nên Chính phủ hồn tồn kiểm sốt được vấn đề an ninh quốc gia. Hàng hóa mang mầm bệnh hoặc có nguy cơ gây hại cho mơi trường, cho sức khỏe người tiêu dùng, hay cho sự sống còn của động vật, thực vật, môi trường đều được quản lý chặt chẽ qua các biện pháp kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Và tác động lớn sâu xa hơn mà thị trường nước nhập khẩu nhận được khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế là bảo hộ được nền sản xuất trong nước, bảo vệ thị trường trong nước. Trong q trình tự do hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu, các biện pháp thuế quan được rỡ bỏ theo quy định của WTO, do đó, các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế như công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc bảo vệ các ngành hàng dễ bị tổn thương, thông qua việc hạn chế lượng hàng nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nội địa, làm cho tiêu dùng trong nước giảm dần sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.
Vì hạn chế được lượng hàng nhập khẩu mà lượng chi ngoại tệ cũng giảm, đảm bảo cân đối cán cân thanh toán của các nước. Tác động này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước đang và kém phát triển khi cán cân thanh tốn bị mất cân đối. Vì những nước này thường xuyên phải duy trì cán cân thanh tốn có lợi để cải thiện nguồn ngân sách
Bên cạnh đó, các biện pháp phi thuế quan cũng có tác động tích cực tới thị trường nước xuất khẩu.
Việc tăng cường các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế tạo động lực cho cac doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể vượt qua rào cản phi thuế quan, phù hợp với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường nước nhập khẩu.
Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật liên quan tới tất cả các khâu của quy trình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ và thu gom sản phẩm. Chính điều này khiến cho môi trường của nước sản xuất cũng trở nên tốt hơn vì quá trình sản xuất thân thiện hơn với môi trường tự nhiên. Các yếu tố về an sinh xã hội, chế độ lương thưởng và bảo hộ người lao động cũng được nâng cao hơn, góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, đời sống người lao động được nâng cao.
1.2.2 Tác động tiêu cực
Đối với thị trường nhập khẩu, các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế cũng có những tác động tiêu cực.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế không tạo ra động lực phát triển nền sản xuất trong nước. Bởi lẽ, một khi hàng rào hạn chế nhập khẩu quá lớn, các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ quen dần với trạng thái an toàn được bảo hộ và bảo vệ mà quên đi việc phải khơng ngừng lớn mạnh. Vì hạn chế được hàng nhập khẩu mà sức ép cạnh tranh của hàng nội địa không quá lớn, dẫn tới độ chậm trễ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, không học hỏi được chất lượng sản phẩm nhập khẩu, hàng hóa khơng đa dạng, chất lượng khơng cao.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế còn làm giảm lợi ích của người tiêu dùng. Vì hàng hóa khơng đa dạng và chất lượng hàng hóa khơng cao nên người tiêu dùng ít có sự lựa chọn cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Hơn nữa, các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quá mạnh dẫn tới trường hợp một số doanh nghiệp chiếm thế độc quyền ngành hàng nào đó. Và người tiêu dùng thay vì được quyền trả giá cho sản phẩm mình tiêu thụ thì phải chịu mức giá mà doanh nghiệp độc quyền đó đưa ra, thặng dư của người tiêu dùng sụt giảm.
Đối với nước xuất khẩu, các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế có các tác động tiêu cực. Tác động dễ nhận thấy nhất là lượng hàng xuất khẩu bị giảm vì khơng đáp ứng kịp thời các u cầu và tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đưa ra.
Chi phí sản xuất tăng do các doanh nghiệp phải tăng chi phí để thay đổi điều kiện sản xuất như nhà máy, nhà kho, dây chuyền sản xuất, các điều kiện bảo hộ cho người lao động, trách nhiệm với mơi trường, với xã hội. Do đó, lợi nhuận của nhà sản xuất bị giảm sút. Chưa kể tới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn thì rất rơi vào trạng thái đóng cửa sản xuất.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế gián tiếp làm cho giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu bị tăng lên, giảm khả năng cạnh tranh so với hàng nội địa. Nhiều doanh nghiệp có tài chính ổn định và vững mạnh thì có thể theo đuổi được chiến lược cạnh tranh về giá, còn rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không đủ tiềm lực tài chính để duy trì và buộc phải rời bỏ thị trường.
Ngồi ra, nhiều thủ tục hành chính phức tạp và lắt léo khiến cho nhiều nhà xuất khẩu nản lịng. Trường hợp như hàng hóa đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
sinh an toàn dịch tễ, đủ các điều kiện về xuất xứ, ... nhưng chỉ vướng là nhà xuất khẩu chưa có hợp đồng xuất khẩu với phía đối tác nên cũng không xin được giấy phép xuất khẩu.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế ảnh hưởng tới người lao động trong ngành xuất khẩu. Để đảm bảo được mức lợi nhuận khi phải tăng chi phí đầu tư cho công nghệ, dây chuyền, rất dễ nhà sản xuất sẽ giảm thiểu lượng công nhân sản xuất. Nhiều người lao động rơi vào tình trạng mất việc ngay cả khi doanh nghiệp vẫn tồn tại. Một số doanh nghiệp không đủ khả năng phải giải thể thì một lượng lớn lao động mất việc làm, kéo theo các vấn đề an sinh xã hội bị ảnh hưởng. Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về các biện pháp phi thuế quan, hàng rào phi thuế quan để rút ra cách hiểu về các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế trong thương mại quốc tế. Đồng thời tác giả trình bày các hình thức của biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế phổ biến trong thương mại quốc tế. Và kèm theo mỗi hình thức, tác giả có nêu lên quy định của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đối với các nước thành viên trong việc áp dụng từng hình thức. Cuối cùng, tác giả phân tích một cách khái quát nhất tác động của các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế đối với thị trường nước xuất khẩu, nước nhập khẩu trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Tất cả những nội dung này đều là cơ sở để tác giả nghiên cứu cụ thể hơn tới các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế mà Liên bang Nga áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được trình bày trong chương 2.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ CỦA LIÊN BANG NGA
VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM