2.1 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Nga
2.1.2 Cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga những năm qua hầu như khơng có nhiều thay đổi. Một số mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga từ năm 2010 tới nay bao gồm các mặt hàng như: thủy sản, rau quả, cà phê, chè, tiêu, xăng dầu, cao su, gỗ, dệt may, giày dép, ... Năm 2010- 2012 xuất khẩu chủ yếu gồm 22 mặt hàng chủ lực (phụ lục 1,2,3), năm 2013 có thêm hai mặt hàng chủ lực là sản phẩm từ cao su, quặng và khoáng sản khác (phụ lục 4), năm 2014, Việt Nam lại xuất khẩu thêm mặt hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao
0,83 1,29 1,62 1,9 1,73 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị (tỷ USD) Năm
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
và bộ phận (khoảng 11,4 triệu USD) (phụ lục 5). Trong đó, hàng hóa xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu phải kể đến các mặt hàng thủy sản, hàng nông sản (hạt điều, cà phê), hàng dệt may, máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện.
So với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới, ta có thể thấy, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đã bao gồm hầu như đầy đủ các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu. Điều này phần nào cho thấy thị trường Liên bang Nga đang dần trở thành thị trường lớn đối với xuất khẩu Việt Nam.
Tuy cơ cấu mặt hàng không thay đổi nhiều nhưng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng trong từng năm lại có thay đổi rõ rệt. Năm 2010, hàng điện thoại và linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất 30,6% (khoảng 254 triệu USD), xếp thứ 2 là hàng thủy sản 10,8% (khoảng 89,5 triệu USD), xếp thứ 3 là hàng dệt may 9% (khoảng 76,2 triệu USD) (phụ lục 1). Năm 2011, thư tự này thay đổi như sau: hàng điện thoại các loại và linh kiện 41,6% (khoảng 536 triệu USD), hàng dệt may8,3% (khoảng 107 triệu USD), hàng thủy sản 8,2% (khoảng 106 triệu USD). Năm 2012, thứ tự giống như năm 2011. Năm 2013, hàng điện thoại vẫn xếp thứ nhất 41,3% (khoảng 786 triệu USD), hàng máy vi tính 10% (khoảng 190 triệu USD) và xếp thứ 3 là hàng dệt may 7% (khoảng 134 triệu USD) (phụ lục 2,3,4).
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga phân theo các ngành hàng năm 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Hải quan)
Năm 2014, trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang Nga, hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất 39,0% (tương đương khoảng 674 triệu USD), xếp thứ 2 là hàng máy tính các loại và linh kiện với 7,2% (tương đương 124 triệu USD).Tiếp theo đó là mặt hàng dệt may (7,9%), cà phê (7,1%), thủy sản (6,0%), giày dép các loại (5,0%). Mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng khá thấp 0,6% (tương đương khoảng 10,5 triệu USD) (biểu đồ 2.2 và phụ lục 5).
2.1.2.1 Xuất khẩu thủy sản
Mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nga chủ yếu là cá tra và cá basa. Các sản phẩm chế biến từ cá tra và các basa khác như các phi lê tươi ướp lạnh và phi lê khác cũng chiếm tỷ lệ cao so với mặt hàng thủy sản khác. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga tăng đều từ năm 2012 đến năm 2014 với mức tăng bình quân khoảng 2% một năm. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga ba năm trở lại đây (từ năm 2012 tới năm 2014) giảm so với năm 2011, thời điểm mà Nga chưa gia nhập WTO (biểu đồ 2.3).
6,0% 7,1% 0,6% 7,9% 5,0% 7,2% 39,0% 27,1% Thủy sản Cà phê Gạo Dệt may Giày dép
Máy vi tính các loại và linh kiện Điện thoại các loại và linh kiện Khác
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga các năm 2010 - 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Hải quan)
Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm so với năm 2011 và tăng không nhiều từ năm 2012 tới nay là do phía Nga tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn dịch tễ SPS đối với mặt hàng thủy sản cũng như trực tiếp thanh tra các cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản của nước ta. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn mà phía Nga đặt ra nên đành chấp nhận lệnh cấm vận từ phía Nga. Thủ tục xuất nhập khẩu đối với hàng thủy sản vào Nga cũng hết sức phức tạp nên phía doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga cũng dễ bị nản lịng. Đây cũng có thể là ngun nhân vì sao Nga là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ta vào Nga trong những năm qua chỉ chiếm khoảng 1,5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ta ra thị trường thế giới (phụ lục 7).
2.1.2.2 Xuất khẩu cà phê
Thị trường cà phê Nga có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan từ năm 2010 – 2014,
89,48 106,23 99,93 101,93 104,47 80 85 90 95 100 105 110 2010 2011 2012 2013 2014
Giá trị (triệu USD)
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Nga liên tục tăng, với mức tăng trung bình hàng năm khoảng 30%. Từ con số khá khiêm tốn 40.288.233 USD năm 2010, tới năm 2014 đã tăng gấp hơn 3 lần lên đến 122.452.632 USD. Lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nga hàng năm cũng tăng 2% - 4% (biểu đồ 2.4).
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên bang Nga các năm 2010 - 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan)
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thị trường cà phê ở Nga của Việt Nam đang dần lớn mạnh. Vốn là một quốc gia có truyền thống uống chè, nhưng trong thời gian gần đây, người dân Nga có xu hướng tiêu dùng cà phê nhiều hơn. Theo thông tin của Tổ chức Cà phê thế giới ICO (2013), trung bình mỗi người Nga tiêu dùng 0,75 kg cà phê/năm. Trong đó, lượng cà phê hịa tan chiếm 70%, cà phê đã rang và cà phê bột chiếm 30%.
Việt Nam chủ yếu xuất vào Nga mặt hàng cà phê chưa khử chất cafein (mã HS 90111 và HS 90121). Nếu các doanh nghiệp tiếp tục duy trì xuất khẩu cà phê dạng nguyên liệu vào Nga thì việc tăng giá trị xuất khẩu sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc duy trì xuất khẩu cà phê dạng nguyên liệu sẽ làm cho cà
40,23 54,1 82,56 93,3 122,45 0 20 40 60 80 100 120 140 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị (triệuUSD) Năm
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
phê Việt Nam kém cạnh tranh hơn ở thị trường Nga trước các đối thủ lớn như Brazil, Ấn Độ, Đức, những nước mà đang xuất khẩu cà phê hòa tan vào Nga.
2.1.2.3 Xuất khẩu gạo
Đối với thị trường gạo, nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường Nga hàng năm khá lớn. Trước đây, Nga chủ yếu nhập khẩu gạo từ thị trường Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, năm 2012, Ấn Độ đã vượt lên dẫn đầu, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu vào thị trường Nga, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của thị trường này trong khi Việt Nam chỉ chiếm 6,5% (xếp thứ 7).
Trong vòng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nga tăng giảm thất thường, không ổn định. Năm 2010 đạt mức khoảng 36,06 triệu USD, năm 2011 giảm xuống còn khoảng 21,51 triệu USD, năm 2012 giảm sâu xuống chỉ đạt ở mức 7,47 triệu USD, năm 2013 tăng mạnh lên 41,71 triệu USD, và tới năm 2014 kim ngạch xuất khẩu lại giảm về 10,05 triệu USD (biểu đồ 2.5).
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Liên bang Nga các năm 2010 – 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu của Tổng cục hải quan)
36,06 21,54 7,47 41,71 10,5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2010 2011 2012 2013 2014
Giá trị (Triệu USD)
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Năm 2013, Nga áp dụng lệnh cấm nhập khẩu gạo từ Ấn Độ với nguyên nhân lo ngại chất lượng gạo bị mọt, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Nga. Tuy kim ngạch chỉ dừng lại ở mức 41.714.673 USD nhưng đã gấp 5,5 lần kim ngạch xuất khẩu gạo sang Nga năm 2012. Sau đó, lệnh cấm vận nhập khẩu gạo đối với Ấn Độ đã được Nga rỡ bỏ vào tháng 09/2014. Do vậy, cơ hội cạnh tranh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam ở thị trường Nga ngày càng gay gắt, kết quả là, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Nga chỉ đạt 10.500.592 USD, giảm 75% so với năm 2013 (phụ lục 8).
2.1.2.4 Xuất khẩu hàng dệt may, da giày
Hàng công nghiệp tiêu dùng nhập khẩu chiếm tới 50% hàng tiêu dùng của Nga. Nga chủ yếu nhập khẩu hàng dệt may và giày dép các loại từ Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc đối với hàng tiêu dùng cấp thấp, nhập từ Hàn Quốc hàng tiêu dùng cấp trung bình, và hàng tiêu dùng cấp cao được nhập chủ yếu từ Đức, Italia. Hàng tiêu dùng Việt Nam chiếm thị phần không cao ở Nga, chủ yếu là hàng rẻ tiền, mẫu mã chưa đẹp, khó cạnh tranh với hàng hóa đa dạng mẫu mã từ phía Trung Quốc. Các sản phẩm chất lượng cao thì giá thành đắt, và phải cạnh tranh gay gắt với hàng từ các nước Đức và Italia, Pháp.
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu dệt may, giày dép của Việt Nam sang Liên bang Nga các năm 2010 - 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu của Tổng cục hải quan)
76,16 106,96 122,07 133,71 136,78 48,11 62,51 68,6 99,52 87,2 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2010 2011 2012 2013 2014
Giá trị (triệu USD)
Năm Dệt may Giày dép
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Trong những năm qua, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nga có tăng nhưng mức tăng chưa thực sự ổn định. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu này năm 2011 đạt 106.959.617 USD, tăng hơn 40% so với năm 2010. Nhưng từ năm 2011 tới năm 2014, mức tăng này giảm dần, cụ thể tăng 14,1% (năm 2012); 9,5% (năm 2013) và 2,3% năm 2014 (phụ lục 8 và biểu đồ 2.6).
Mức tăng trưởng xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Nga tương đối tốt, đạt mức bình quân 29% một năm. Năm 2013, Việt Nam là nước cung ứng lớn thứ 3 về mặt hàng giày dép sang Nga, chỉ sau Trung Quốc và Italia. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép vào Nga năm 2013 đạt 99.516.839 USD, tăng 45,1% so với năm 2012. Tuy nhiên, kim ngạch này có phần giảm sút vào năm 2014, chỉ đạt 87.200.210 USD, giảm 12,4 % (phụ lục 8 và biểu đồ 2.6).