3.3 Một số giải pháp giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện
3.3.3 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.3.3.1 Chủ động tìm hiểu và đáp ứng các quy định của thị trường Nga
Hệ thống pháp luật và tiêu chuẩn của Nga hiện nay cũng vẫn đang trong quá trình hồn thiện, bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với các điều lệ quốc tế và nguyên tắc hoạt động của WTO. Vì vậy mà các quy định của thị trường Nga đối với hàng hóa nhập khẩu là khơng ổn định. Các nhà xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
trường Nga cần chủ động trong việc tìm hiểu các quy định, các thay đổi trong luật thương mại của Nga để có những phương án thích hợp khi thâm nhập thị trường.
Ngồi ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc nghiên cứu thị trường cũng như đổi mới công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, tránh tình trạng có thơng báo về quy định mới bị động thay đổi công nghệ sản xuất dẫn tới lỡ các cơ hội kinh doanh. Hệ thống đại lý của doanh nghiệp ở nước ngồi sẽ là kênh thơng tin hữu ích và chính xác cho phía doanh nghiệp Việt Nam. Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, các doanh nghiệp không nên thụ động vào thời gian và đội ngũ kiểm định của cơ quan nhà nước mà cần chủ động đầu tư một khoản chi phí cho giám sát, kiểm tra về tất cả các khâu sản xuất, nhằm đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn mà thị trường Nga đòi hỏi.
3.3.3.2 Nâng cao chất lượng, mẫu mã của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Nga
Trước đây, thị trường Nga được đánh giá là một thị trường dễ tính, người tiêu dùng Nga khơng q cầu kì về mẫu mã, kiểu dáng. Tuy nhiên, hiện nay, người tiêu dùng Nga có xu hướng yêu thích và sử dụng hàng hóa có chất lượng cao với mẫu mã đẹp mắt, đa dạng. Vì thế mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào Nga cần chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, kiểu dáng.
Sở thích và thị hiếu của khách hàng Nga sẽ luôn thay đổi, và rất khác nhau, vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải đa dạng hóa cá chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã để đảm bảo sức cạnh tranh cần thiết trên một thị trường mà có rất nhiều luồng hàng hóa khác nhau. Như đã phân tích ở phần thực trạng, xu hướng tiêu dùng ở Nga được phân chia rõ rệt làm hai cấp độ: một bộ phận tiêu dùng hàng xa xỉ được nhập từ các nước Đức, Italia, Pháp, một bộ phận ưa chuộng sử dụng các sản phẩm cấp thấp từ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế cho thấy, hàng hóa Việt Nam muốn cạnh tranh ở phân khúc thị trường cấp thấp thì phải thường xuyên thay đổi mình để đảm bảo sức cạnh tranh với hàng hóa đa dạng, đẹp mã của Trung Quốc. Còn các sản phẩm cao cấp của Việt Nam, muốn
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
cạnh tranh ở phân khúc thị trường cấp cao với hàng hóa từ Đức, Pháp, Italia thì cần phải nâng cao chất lượng, trong khi có chiến lược giá hợp lý, hấp dẫn mới có thể tìm được chỗ đứng trong thị trường Nga.
3.3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Nguồn lực nội tại của doanh nghiệp ln đóng vai trị quan trọng giúp các doanh nghiệp vượt qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế của Nga. Vì thế mà doanh nghiệp cần tích cực áp dụng các mơ hình quản trị doanh nghiệp, quản lý chất lượng để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh xuất khẩu.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần đầu tư vào nguồn nhân lực. Doanh nghiệp nên có chính sách tuyển dụng , quản lý, đào tạo nhân lực một cách nghiêm túc, hiệu quả vì phí bỏ ra cho việc đào tạo, huấn luyện nhân lực là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đầu tư để nâng cao điều kiện làm việc, đáp ứng tiêu chuẩn về lao động xã hội.
Cơ sở hạ tầng, yếu tố công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất cũng cần được đầu tư một cách thích đáng để cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường Nga. Ngồi ra, cơng tác marketing của một doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng. Từ việc nghiên cứu, sản xuất, tiếp cận, thâm nhập thị trường, bán hàng, chăm sóc khách hàng đều cần được tổ chức một cách khoa học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, tạo dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam trên thị trường Nga.
3.3.3.4 Đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế
Cách hiệu quả nhất để giúp cho hàng hóa Việt Nam vượt qua các hàng rào kỹ thuật cũng như các quy định liên quan tới vệ sinh an toàn dịch tễ, môi trường, xã hội là áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là một việc không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cần nhận thức rõ ràng rằng đây là một vấn đề sống còn đối với hàng hóa Việt Nam trên thị trường Nga nói riêng, thị trường quốc tế nói chung. Nhà nước, các doanh nghiệp cần có những đầu tư mang tính dài hạn vào cơng nghệ, phịng thí nghiệm, hệ thống xử lý chất thải, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống kiểm tra, giám sát, kiểm định
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
chất lượng trong suốt quá trình làm ra sản phẩm, trong tất cả các khâu tạo ra sản phẩm.
Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hàng hóa Việt Nam. Hàng hóa có thể dễ dàng vượt qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế. Hàng hóa đồng thời tạo được thiện cảm trong mắt người tiêu dùng, được ưa chuộng tại thị trường quốc tế. Từ đó, doanh nghiệp tạo dựng được danh tiếng, mở rộng thêm cơ hội kinh doanh lâu dài với các thị trường lớn hơn.
3.3.3.5 Tích cực tham gia các hội chợ thương mại tại Liên bang Nga
Hội chợ thương mại là một hình thức xúc tiến thương mại hiệu quả. Tham gia hội chợ thương mại đem lại nhiều lợi ích cho phía doanh nghiệp xuất khẩu. Hàng hóa của doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thu thập được các ý kiến, phản hồi, những phản ứng ban đầu của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu, với nhu cầu của khách hàng. Tham gia hội chợ thương mại tại Nga cũng giúp doanh nghiệp có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi từ hàng hóa từ các luồng khác nhau. Thêm nữa, hội chợ thương mại thường thu hút nhiều nhà nhập khẩu, phân phối đối tác. Vì thế, doanh nghiệp nên tham gia các hội chợ thương mại một cách tích cực để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác cho bản thân doanh nghiệp.
Khi tham gia hội chợ thương mại, phía doanh nghiệp Việt Nam cần có sự liên kết, đầu tư để làm cho gian hàng trưng bày trở nên bắt mắt, thu hút được khách hàng tiềm năng tới tham quan gian hàng và có thể trải nghiệm thử sản phẩm. Tránh trường hợp các doanh nghiệp có các gian hàng lẻ tẻ, phân tán, không tạo được sự tập trung, không làm nổi bật được hàng Việt Nam, hiệu quả quảng bá hình ảnh khơng cao.
3.3.3.6 Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà nhập khẩu và nhà phân phối
Xây dựng được đội ngũ những nhà nhập khẩu uy tín, ổn định, có quan hệ tốt với cơ quan nhà nước Nga đem lại nhiều lợi ích cho phía doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Trước hết, vì là cơng dân của nước nhập khẩu nên họ am hiểu về thị
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
trường ngành hàng đó, am hiểu về các quy định của pháp luật nước họ. Theo đó thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo được kênh thơng tin hữu ích cho mình về nhu cầu thị trường, thủ tục hải quan, phương thức vận tải, giao nhận, ... Đối với ngành xuất khẩu thủy sản vào Nga thì việc duy trì mối quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp sẽ là tiền đề cho các hợp đồng thương mại, điều kiện cần để có thể được cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Nga.
Bên cạnh nhà nhập khẩu, nhà phân phối cũng là một mắt xích quan trọng trong q trình đưa hàng hóa tới người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần quan tâm thích đáng tới các nhà phân phối, các đại lý bán hàng cho mình ở thị trường Nga. Bởi lẽ, phía nhà phân phối chính là bên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán hàng (từ việc trừng bày sản phẩm, tư vấn khách hàng, mời chào khách hàng...), họ đồng thời cũng là những người thu thập, tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp.
Và cuối cùng, người đóng vai trị khơng thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó chính là khách hàng. Doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Giữa thị trường rộng lớn Nga, có vơ số nguồn hàng cạnh tranh đến từ các nước. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tạo dựng niềm tin ở phía khách hàng mà cịn phải có chính sách chăm sóc khách hàng hấp dẫn, làm cho khách hàng Nga hài lịng, từ đó, xây dựng được cho mình đội ngũ khách hàng trung thành, tạo động lực mở rộng thị trường. Doanh nghiệp nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ phía khách hàng để có những quyết định kinh doanh thích nghi với môi trường.
3.3.3.7 Tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị và liên kết ngang
Thực tế cho thấy, để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì phải trải qua rất nhiều khâu và mỗi khâu lại tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Hơn nữa, các tiêu chuẩn kỹ thuật lại liên quan tới tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất. Do đó, doanh nghiệp cần nghiêm túc trong việc thực hiện, đáp ứng các tiêu chuẩn trong mọi công đoạn. Để đạt được điều này, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
doanh nghiệp với người cung ứng, sản xuất nguyên liệu cũng như người phân phối sản phẩm.
Doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với những người khai thác và sản xuất nguyên liệu trong việc lập kế hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu để có được nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất. Đặc biệt, trong ngành chế biến thủy sản thì việc đầu tư, có kế hoạch hợp tác với người ni trồng, đánh bắt là hồn tồn cần thiết. Doanh nghiệp cần phổ biến, đào tạo cho họ kiến thức, có kế hoạch hợp tác làm ăn lâu dài tạo nguồn ra cho sản phẩm của họ để họ yên tâm trong nuôi trồng, đánh bắt.
Ngoài việc quan tâm tới quá trình sản xuất, gia công, chế biến, các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới phát triển hộ thống phân phối, đầu tư cho hệ thống phân phối hàng hóa tại nước ngoài để nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm. Việc đầu tư cho hệ thống phân phối ổn định, vững mạnh cịn giúp cho hàng hóa Việt Nam tránh được các biện pháp bảo hộ phi thuế quan vì khơng phải xuất khẩu qua thị trường trung gian., và nâng cao uy tín, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.
Chuỗi liên kết ngang được thể hiện ở việc các doanh nghiệp liên kết với nhau, hỗ trợ nhau trong quản lý, đào tạo kỹ thuật và đối phó với các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế của Nga. Sự liên kết này đã được đề cập ở trên thơng qua vai trị của hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành. Trong từng hiệp hội, mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực hết sức trong việc hỗ trợ nhau cùng phát triển mạng lưới kinh doanh trên thị trường Nga, đồn kết để tạo sức mạnh đối phó lại với các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế đầy tinh vi, nâng cao vị thế, thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Nga, từ đó có được thị phần ổn định, lớn mạnh.
3.3.3.8 Xây dựng vùng nguyên liệu
Vấn đề nguyên liệu là vấn đề cần được quan tâm trong việc sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hiện nay gặp phải các khó khăn trong sản xuất nguyên liệu như: thiếu nguyên liệu, nguyên liệu không đạt chuẩn để sản xuất. Ngành dệt may hiện nay, Việt Nam chủ yếu đóng vai trị gia cơng, thực hiện cơng đoạn may, trong khi nguyên liệu phải nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Pakistan. Chính vì vậy mà khi nguyên liệu lên giá, chúng ta khơng thể kiểm sốt được và giá hàng hóa của ta bị tăng lên so với các hàng hóa ở thị trường Nga, dẫn tới sức cạnh tranh kém do giá cao. Trường hợp mua phải nguyên liệu không đạt chuẩn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho phía doanh nghiệp. Đơn cử như trường hợp nguyên liệu của ngành chế biến thủy sản, do hiểu biết về tiêu chuẩn kỹ thuật và ý thức đáp ứng các tiêu chuẩn về đánh bắt, nuôi trồng của nông dân, ngư dân còn chưa cao nên dẫn tới thủy sản dùng cho sản xuất có dư lượng chất hóa học, chất kháng sinh vượt mức cho phép.
Vì vậy, xây dựng vùng nguyên liệu là giải pháp hữu ích để cải thiện các khó khăn trong vấn đề nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp. Với quy hoạch khoa học, hợp lý và có chính sách ni trồng, đào tạo người ni trồng, vùng nguyên liệu hứa hẹn sẽ là nguồn cung hàng hóa lý tưởng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có chính sách cam kết đầu ra, chính sách giá ổn định, hợp lý để người ni trồng, đánh bắt được khích lệ trong việc đáp ứng cung cấp nguyên liệu đạt chuẩn.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, trong chương 3, tác giả phân tích tổng hợp các nguồn lực giúp các doanh nghiệp có thể ứng phó với các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế cùng những khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga. Từ đó, tác giả mạnh dạn đề xuất ba nhóm giải pháp đó là: nhóm giải pháp từ phía Chính phủ, nhóm giải pháp từ phía hiệp hội doanh nghiệp, nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế của Nga.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
KẾT LUẬN
Liên bang Nga là thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhiều mặt hàng Việt Nam. Từ năm 2010 -2014, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga có tăng nhưng mức tăng chưa thực sự ấn tượng, trung bình hàng năm tăng khoảng 2-3%. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga hiện nay hầu như đã bao gồm đầy đủ các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu ra thế giới, trong số đó, chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2014 vẫn là mặt hàng máy tính, điện thoại, linh kiện (khoảng 39%), xếp sau đó là mặt hàng dệt may (7,9%), cà phê (7,1%), thủy sản (6,0%).
Hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang Nga gặp phải rất nhiều khó khăn như: phải cạnh tranh với nhiều luồng hàng hóa khác nhau từ các nước đổ về thị trường Nga từ mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng và giá cả; cơ chế thanh toán tiền hàng giữa 2 nước còn nhiều vướng mắc; khoảng cách địa lý xa nên chi phí vận tải cũng