2.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế của Nga đố
2.2.7 Quy định về kiểm dịch động thực vật
Ngày 31/10/2006, Cục Kiểm dịch thực vật và thú y Liên bang Nga đã có thơng báo liên quan tới việc Nga tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thực phẩm và hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật để sản xuất thực phẩm. Đối với các hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, khi nhập khẩu vào Nga bắt buộc phải có chứng từ cung cấp thơng tin về việc sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất và bảo quản (phải nêu rõ ngày tháng sử dụng lần cuối), các dư lượng trong sản phẩm do quá trình áp dụng kỹ thuật biến đổi gen tạo ra.
Các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Nga bắt buộc phải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm kể từ ngày 15/01/2007. Ngoài giấy chứng nhận theo mẫu do Cục kiểm dịch Liên bang Nga cung cấp, các lô hàng thủy sản phải đáp ứng thêm
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
một yêu cầu đó là phải được sản xuất chế biến tại các cơ sở đã được kiểm tra, công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ngành.
Chỉ trong vòng hơn hai năm kể từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO (8/2012), Nga đã tích cực tham gia hơn vào Ủy ban SPS. Nga đã thường xuyên cung cấp và thông báo về quy chế áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ của mình, kèm theo 52 thơng báo khẩn cấp và thường xuyên về tình hình dịch bệnh. Đồng thời, Nga cũng hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển về các vấn đề liên quan tới vệ sinh an toàn dịch tễ.
Ngày 21/01/2010, Chánh thanh tra thú y nhà nước Liên bang Nga ban hành Quyết định sửa đổi bổ sung quy định vệ sinh và dịch tễ Tiêu chuẩn SanPiN 2.3.2.2603 – 10 và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010. Quyết định đã sửa đổi bổ sung một số điều trong chương II "Những quy định chung" và chương III "Các yêu cầu vệ sinh về an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm".
Cụ thể, cuối điều 2.18 chương II được bổ sung một số chi tiết sau:
Thông tin về sản phẩm thủy sản tương đồng phải được thể hiện trên bao bì đóng gói dành cho người tiêu dùng. Sản phẩm thủy sản tương đồng này gồm các nhóm:
Sản phẩm thủy sản đông lạnh
Khối lượng tịnh phải được xác định không bao gồm khối lượng mạ băng đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh mạ băng.
Phải chú thích rõ là sản phẩm đông lạnh lần hai đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh được sản xuất từ sản phẩm thủy sản đông lạnh.
Sản phẩm thủy sản ướp muối và ngâm gia vị phải ghi rõ các từ "sản phẩm đông lạnh".
Trong chương III bổ sung thêm điều 3.42 có nội dung:
"Khi chế biến cá philê có sử dụng các phụ gia thực phẩm thì tỷ lệ độ ẩm trong philê sau khi tan lớp mạ băng không được vượt quá 86% khối lượng của cá philê.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Khối lượng mạ băng phủ trên sản phẩm thủy sản đông lạnh được sản xuất từ các không được vượt quá 5% khối lượng tịnh, sản xuất từ tơm là 6%, cịn đối với các sản phẩm thủy sản được sản xuất từ các lồi thủy sản khơng xương sống khác, động vật có vú, tảo và các động thực vật sống dưới nước khác không được vượt quá 8% khối lượng thủy sản đông lạnh đã được mạ băng."