Quy định về hồ sơ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ với các BIỆN PHÁP hạn CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ của LIÊN BANG NGA đối với một số mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

2.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế của Nga đố

2.2.4 Quy định về hồ sơ xuất nhập khẩu

Quy định về hồ sơ xuất nhập khẩu của Liên bang Nga được Cục hải quan Liên bang Nga đưa ra khá ngặt nghèo. Về phía nhà nhập khẩu được cấp phép, nhà nhập khẩu phải có nghĩa vụ hồn thành tờ khai hải quan bao gồm việc khai báo đầy đủ các khoản mục của từng loại hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Liên bang Nga. Kèm theo đó là giấy chứng nhận xuất xứ của sản phẩm cũng phải được xuất trình. Thậm chí, nhà nhập khẩu cũng phải xuất trình cả giấy phép nhập khẩu thích hợp tại cơ quan hải quan.

Bên cạnh đó, theo quy định giao dịch tiền tệ cho hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có hồ sơ "đảm bảo giao dịch" cho cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. Đây là một quy tắc đảm bảo cho khâu thanh toán đúng như hợp đồng.

Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa quá cảnh ở Liên bang Nga cũng đã được cải tiến nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, đảm bảo sự di chuyển tự do và an toàn cho hàng hóa, đồng thời giúp Nga trong tương lai trở thành trung tâm quá cảnh quốc tế. Một quy định được xây dựng trên cơ sở một Công ước giữa Liên minh Châu Âu EU và Khu vực tự do thương mại EFTA với sự tham gia của 32 quốc gia. Theo đó, chế độ miễn thuế tạm thời mà hàng hóa thơng thường vẫn phải chịu khi đi vào lãnh thổ hải quan được áp dụng. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa tham gia vào Công ước này. Trong tương lai, nếu Nga tham gia vào Cơng ước này thì việc giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ cần khai báo một lần trên hệ thống quá cảnh điện tử tại nơi hàng đi.

Từ ngày 01/01/2007, Liên bang Nga đã áp dụng mẫu tờ khai mới cho hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh dựa trên những tiêu chuẩn của chứng từ hành chính (SAD) mà EU và EFTA đang sử dụng. Quyết định này thống nhất nội dung khai báo quá cảnh và khai báo hàng hóa trong một chứng từ duy nhất.

Cụ thể về hóa đơn thương mại, Liên bang Nga quy định sẵn mẫu hóa đơn thương mại và người xuất khẩu Việt Nam phải cung cấp cho nhà nhập khẩu của

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nga ít nhất là 7 bản copy của hóa đơn thương mại. Hóa đơn thương mại phải tuân thủ cá điều kiện thanh tốn của hợp đồng và gồm các nội dung chính sau:

 Nước xuất xứ

 Nguyên liệu đóng gói

 Nhãn mác và số lượng bao bì

 Trọng lượng (gồm trọng lượng tịnh, trọng lượng tổng, và trọng lượng bao bì)

 Số lượng và mơ tả hàng hóa

 Giá trị 1 đơn vị hàng hóa và tổng giá trị lơ hàng

 Giá bán cho người mua

 Địa điểm xuất phát cuối cùng của hàng hóa ở nước xuất khẩu

Về vận đơn, quy định về vận đơn chưa thực sự rõ ràng và phải có ít nhất 3 bản copy. Sự mập mờ trong quy định đối với vận đơn sẽ là nguy cơ gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Điển hình như việc thanh tốn bằng hình thức L/C yêu cầu phải có đủ bộ vận đơn gốc. Rất có thể vì thế mà phương thức thanh toán an tồn nhất cho người xuất khẩu lại khơng được phía các doanh nghiệp Nga áp dụng thường xuyên.

Đối với phiếu đóng gói, cần có 6 bản và cung cấp đầy đủ thông tin về tên hàng, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tổng giá trị, người gửi hàng, người nhận hàng,... Tất cả phải thể hiện bằng tiếng Nga và gắn kèm theo lô hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ với các BIỆN PHÁP hạn CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ của LIÊN BANG NGA đối với một số mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)