Từ khi Nga trở thành thành viên chính thức của WTO (tháng 08/2012), một số hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nga sẽ chịu mức thuế suất thấp hơn từ 30 -50%. Vì Việt Nam nhằm trong nhóm các nước được hưởng ưu đãi thuế quan từ Liên minh hải quan nên hàng hóa Việt Nam được giảm thêm 25% thuế suất so với mức Nga cam kết. Hơn nữa, cuối năm 2014, Chính phủ đã hồn thành việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh thuế quan (Nga – Belarus – Kazakhstan). Sự kiện này như mở ra cánh cửa rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam nói chung, hàng dệt may nói riêng thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nga.
Bên cạnh các lợi thế to lớn mà Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan, hàng dệt may cũng phải cần hết sức chú ý trong vấn đề quy tắc xuất xứ của Nga. Bởi lẽ, quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ ảnh hưởng tới chế độ ưu đãi mà hàng hóa của Việt Nam được hưởng. Trong khi, quy định vè xuất xứ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hàng hóa ở mỗi nước là rất khác nhau, cho dù cả Việt Nam và Nga đều là thành viên của WTO thì vẫn có sự khơng giống nhau trong quy định về xuất xứ giữa hai nước. Để tránh bị động trong việc xuất khẩu hàng dệt may, thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý tới tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm dệt may. Giống như Hiệp định TPP thì hàng dệt may Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi rất lớn khi xuất khẩu vào các nước TPP nếu có tỷ lệ nội địa hóa 55% trở lên. Hay quy định xuất xứ "từ sợi trở đi" mà Mỹ yêu cầu với dệt may Việt Nam cũng là trường hợp đáng lưu ý, là bài học cho dệt may Việt Nam trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Từ ngày 01/07/2012, Tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn đối với các sản phẩm cho trẻ em và thành thiếu niên của Liên minh Hải quan chính thức có hiệu lực. Theo đó, một số mặt hàng nằm trong kiểm sốt của quy định này gồm có:
hàng may mặc và vải
các mặt hàng dệt theo đặt hàng
giày dép và hàng da
Các tiêu chuẩn này đặt lên ngành dệt may một gánh nặng trong tất cả các yếu tố như: Hệ thống sản xuất thân thiện với mơi trường, nguồn ngun liệu sạch, hóa chất sử dụng trong sản xuất không gây ô nhiễm và không gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng, và hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn.
Ngành dệt may xuất khẩu hiện nay của Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục. Nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam cho hàng dệt may phần lớn được nhập từ Trung Quốc, chất lượng khơng đảm bảo do chính sự kiểm sốt hàng nhập khẩu của Việt Nam cịn yếu kém. Thêm vào đó, do chưa đủ mạnh về quy mơ và tiềm lực tài chính mà các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chưa thể đầu tư thích đáng cho hệ thống dây chuyền sản xuất cũng như hệ thống xử lý chất thải hiện đại. Vì thế mà hàng dệt may rất dễ vướng vào lưới tiêu chuẩn kỹ thuật mà Nga đặt ra.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế của Nga đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này tuy có gây ra nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu nhưng thực tế cũng cần ghi nhận rằng nó tạo động lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
như tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường, xã hội. Điển hình như hàng thủy sản, sau hồi chuông cảnh tỉnh năm 2008, rồi năm 2013, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn tới vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh, hàm lượng các chất hóa học trong sản phẩm cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm được thể hiện ở hàm lượng mạ băng, lượng nước trong sản phẩm đông lạnh. Hàng dệt may xuất khẩu vào Nga cũng nhiều mẫu mã hơn, chú ý hơn tới các tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, thận thiện với môi trường, các tiêu chuẩn về lao động xã hội cũng được đảm bảo, cải thiện theo thời gian.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã phân tích, so sánh, lý giải nguyên nhân thay đổi trong tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong các năm 2010 – 2014 về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu và phương thức xuất khẩu. Cũng trong chương này, tác giả đã chỉ ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu mà Liên bang Nga áp dụng với hàng hóa nhập từ Việt Nam như quy định về giấy phép nhập khẩu, chứng nhận nhập khẩu, hồ sơ xuất nhập khẩu, áp giá hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh dịch tễ, ... Từ đó, tác giả phân tích tác động của các biện pháp này đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể là hai mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Nga là thủy sản và dệt may. Đây là những nội dung để tác giả nghiên cứu đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế trong chương cuối cùng.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ CỦA LIÊN BANG NGA