Những nguồn lực chủ yếu giúp doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ với các BIỆN PHÁP hạn CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ của LIÊN BANG NGA đối với một số mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 62 - 65)

pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế

Có thể thấy, môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp tồn tại rất nhiều nguồn lực giúp các doanh nghiệp có thể đối phó với các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, khi mà các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế ngày càng trở nên tinh vi, đa dạng thì doanh nghiệp cần phối hợp hiệu quả thế mạnh của các nguồn lực để có được giải pháp tốt nhất.

Hình 3.1: Các nguồn lực chủ yếu cho doanh nghiệp

(Nguồn: Đào Thu Giang, 2009)

Doanh nghiệp Các nguồn lực nội tại Nhà nước Nhà nhập khẩu Rào cản phi thuế quan Người tiêu dùng Nhà cung cấp Hiệp hội Năng lực vượt rào cản

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.1.1 Các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp

Nguồn lực nội tại của doanh nghiệp có thể hiểu là các yếu tố bên trong doanh nghiệp có thể kiểm sốt. Nguồn lực của doanh nghiệp được phân chia thành nguồn lực nội tại cơ bản và các nguồn lực hỗ trợ nội tại. Nguồn lực nội tại cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài chính, cơng nghệ sản xuất, khả năng nghiên cứu và phát triển. Các yếu tố này tạo nên nền tảng của doanh nghiệp. Nguồn lực hỗ trợ nội tại của doanh nghiệp bao gồm: logistic và mạng lưới cung ứng, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng, logistic và mạng lưới phân phối. Các yếu tố này được xây dựng dựa trên các nguồn lực nội tại cơ bản, có tác dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp rất lớn trong quá trình kinh doanh trên thị trường nước ngồi.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà vai trị của các yếu tố có mức độ quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, dù nằm trong ngành hàng nào thì doanh nghiệp cần kiểm soát và quản lý, phát triển tốt các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp. Bởi lẽ, các nguồn lực này mạnh thì doanh nghiệp sẽ vượt qua mọi rào cản một cách chủ động, từ đó quản lý được thị trường một cách hiệu quả nhất về các vấn đề như logistic, marketing, thanh toán,...

3.1.2 Nguồn lực liên kết nhà nước – doanh nghiệp

Nguồn lực liên kết nhà nước –doanh nghiệp được hiểu là sự hỗ trợ của nhà nước giúp các doanh nghiệp đối phó với các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế. Theo đó, sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp có thể ở ba vấn đề sau:

3.1.2.1 Xúc tiến thương mại

Có thể nói, Nhà nước có vai trị đặt viên gạch đầu tiên cho cầu nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu với thị trường nước ngoài. Nhà nước, cụ thể là Cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia sẽ phối hợp với doanh nghiệp, để làm sao đưa hàng hóa sang nước nhập khẩu một cách thông minh và vững chãi nhất. Về cơ bản, mọi nỗ lực phải nằm ở phía doanh nghiệp, nhưng cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia sẽ đi đầu trong việc quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thị trường thế giới. Cơng việc này có thể tiến hành thông qua truyền thông, qua các hội trợ triển lãm văn hóa, thương mại tại thị trường nước đối tác. Từ đó, khơi dậy sự tị mị và

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

niềm đam mê được sử dụng hàng hóa, được trải nghiệm văn hóa Việt của người dân bản địa. Đó được coi như cú huých kích thích mong muốn tiêu dùng ở phía khách hàng, tạo đường đi cho hàng hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, thơng qua các Hiệp định quan hệ thương mại song phương và đa phương, Nhà nước đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu có một cửa ngõ thơng thống ra trường quốc tế. Bằng việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, rất nhiều ưu đãi cho hàng Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường nước đối tác. Đây là sự hỗ trợ to lớn từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

3.1.2.2 Phối hợp giải quyết khi có tranh chấp thương mại phát sinh

Cần phải hiểu rằng, khi có tranh chấp thương mại xảy ra giữa một doanh nghiệp với Chính phủ một nước thì theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, doanh nghiệp đó khơng thể kiện Chính phủ nước sở tại. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải nhờ tới Chính phủ của nước mình đứng ra bảo vệ quyền lợi thay cho mình. Chính phủ sẽ tập hợp các doanh nghiệp thuộc ngành hàng đó (Hiệp hội doanh nghiệp) để thảo luận, lấy ý kiến, bàn các phương án để có biện pháp giải quyết tốt nhất các mâu thuẫn. Ví dụ như các vụ kiện chống bán phá giá, Chính phủ phải tập hợp các doanh nghiệp để có thơng tin đầy đủ về quy trình và chi phí sản xuất để có cơ sở bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngành xuất khẩu mặt hàng đó.

Ngồi ra, cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc tập hợp đội ngũ chuyên gia pháp lý am hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Nhà nước cũng đóng vai trị rất lớn trong việc đàm phán, thỏa thuận để nước sở tại không nộp đơn kiện lên WTO, hoặc cũng có thể vận động thuyết phục họ không áp dụng các biện pháp tạm thời. Chính phủ cùng với hiệp hội ngành sẽ nỗ lực hết sức giúp cho các doanh nghiệp vượt qua các tranh chấp thương mại.

3.1.2.3 Tạo ra môi trường kinh doanh trong nước

Nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh trong nước. Nhà nước thực hiện xây dựng và quy hoạch cơ sở hạ tầng, điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, phân phối của mình. Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược phát triển

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

kinh tế theo ngành, theo vùng miền đã tạo ra hiệu quả trong việc đầu tư. Nhà nước tham gia điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng. Có thể thấy, vai trò của nhà nước là rất quan trọng, doanh nghiệp cần biết tận dụng nguồn lực liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước để có chiến lược phát triển hiệu quả nhất.

3.1.3 Các nguồn lực liên kết khác

Các nguồn lực liên kết khác là các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp, trừ nguồn lực liên kết với nhà nước. Các nguồn lực liên kết khác này có thể là sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp, từ hiệp hội ngành, từ nhà nhập khẩu.

Các nhà phân phối hay các nhà nhập khẩu có vai trị quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường. Họ là người tiếp xúc với khách hàng, là đầu mối quan trọng trao đổi thông tin về phía khách hàng cũng như nhận lại những phản hồi từ phía khách hàng. Do đó, họ có khả năng tác động tới quyết định mua của khách hàng. Vì thế mà họ là những người có sức ảnh hưởng lớn tới quyết định áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế của nước nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần gắn chặt quyền lợi của mình với quyền lợi của người nhập khẩu để tạo dựng mối quan hệ tốt, làm ăn lâu dài.

Các hiệp hội ngành cũng đóng vai trị quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc ứng phó với các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế. Hiệp hội là nơi chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ thơng tin hữu ích về thị trường, về cơ hội kinh doanh. Thông qua hiệp hội và cơ quan chức năng trong nước, những ý kiến phản hồi, đề nghị với chính quyền nước sở tại sẽ có sức nặng hơn hẳn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ với các BIỆN PHÁP hạn CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ của LIÊN BANG NGA đối với một số mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)