Nhóm giải pháp từ phía Hiệp hội doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ với các BIỆN PHÁP hạn CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ của LIÊN BANG NGA đối với một số mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

3.3 Một số giải pháp giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện

3.3.2 Nhóm giải pháp từ phía Hiệp hội doanh nghiệp

3.3.2.1 Xây dựng hiệp hội đoàn kết, vững mạnh là cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp

Hiện nay, nước ta có hơn 300 hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng. Hiệp hội ngành hàng là tổ chức gồm các doanh nghiệp cũng một ngành hàng là thành viên, hoạt động với mục tiêu giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển chung cho toàn hiệp hội và giải quyết các vấn đề chung liên quan tới hiệp hội. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc thành lập ra các hiệp hội, ngành hàng là hết sức cần thiết để tăng cường sức mạnh, hỗ trợ nhau để nâng cao lợi ích của chính doanh nghiệp.

Hiệp hội ngành chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Doanh nghiệp tiếp nhận thông tin về các chính sách, chủ trương phát triển, điều tiết, quy hoạch của Nhà nước đều thông qua kênh thông tin của Hiệp hội ngành. Và ngược lại, mọi kiến nghị, phản ánh, đề xuất mà doanh nghiệp đề xuất với Nhà nước đều

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

được Hiệp hội ngành trao đổi với cơ quan hữu quan. Hiệp hội ngành phối hợp với Chính phủ sẽ đứng ra hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp vướng vào bất kỳ vụ tranh chấp thương mại nào. Đơn cử như Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) đã làm rất tốt vai trò trung gian giữa Nhà nước và doanh nghiệp của mình khi sản phẩm thủy sản vướng phải các rào cản kỹ thuật, an toàn vệ sinh trên thị trường Nga.

Ngồi ra, để phát huy vai trị của mình, các hiệp hội ngành cần phải thường xuyên tổ chức các hội thảo về các chính sách mới của nhà nước, các quy định đối với sản phẩm khi thị trường có quy định mới. Hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo các cán bộ ngành, các chuyên gia thông qua các lớp học ngắn hạn, trao đổi kinh nghiệm xuất khẩu tại thị trường Nga để có kết quả tốt nhất trong hoạt động thương mại quốc tế.

3.3.2.2 Tăng trường xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường để hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp

Cơng tác xúc tiến thương mại địi hỏi sự đầu tư cả về thời gian và tài chính. Chính vì vậy, với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường Nga là rất khó. Vậy nên, hiệp hội doanh nghiệp cần tận dụng mối quan hệ giữa hiệp hội với cơ quan hữu quan nhà nước, tận dụng nguồn lực đóng góp của các doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Nga. Đây được coi như hoạt động tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu, thu thập thơng tin về thị trường, đồng thời, quảng bá hình ảnh thương hiệu hàng hóa Việt Nam với các bạn hàng Nga, với người tiêu dùng Nga.

Bên cạnh đó, hiệp hội ngành cần chủ động đầu tư trong việc khảo sát thị trường, phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại như Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) để có các thơng tin hữu ích cung cấp kịp thời cho các thành viên về thị trường nước xuất khẩu, từ đó đề ra các chiến lược phát xuất khẩu cụ thể, hiệu quả.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.3.2.3 Nâng cao khả năng dự báo các biến động của thị trường

Nga là một thị trường không ổn định đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Vì các bất đồng về chính trị dẫn tới sự trừng phạt về kinh tế giữa Mỹ và EU với Nga làm cho nền kinh tế Nga càng trở nên bất ổn. Chính vì thế, thị trường Nga ln có xu hướng biến động một cách bất ngờ. Do đó, hiệp hội ngành càng có vai trị quan trọng trong việc dự báo các biến động của thị trường hàng xuất khẩu ở Nga. Khi dự đoán được các biến động này, các doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc ứng phó với các bất lợi mà thị trường đem đến cho sản phẩm, từ đó có chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm phù hợp.

Việc nghiên cứu, dự báo biến động thị trường nên thực hiện bằng cách:

 Đầu tư cho mạng lưới, hệ thống cung cấp thông tin về thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Nga.

 Tập hợp thơng tin từ phía đối tác nhập khẩu, từ cơ quan đại diện của Việt Nam ở Nga để có những thông tin đáng tin cậy về thay đổi của thị trường, động thái của các nhà sản xuất Nga, chính phủ Nga,....

 Thường xuyên theo dõi dư luận trong nước và quốc tế.

Sau khi thu thập được thơng tin, hiệp hội cần phân tích, đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng của các biến động thị trường tới hoạt động của ngành hàng, từ đó giúp các doanh nghiệp có cách giải quyết tối ưu. Hiệp hội cần nỗ lực hết mình trong việc dự báo sự biến động của thị trường, tránh trường hợp doanh nghiệp đơn lẻ phải tự tiến hành nghiên cứu, dự báo, đưa ra luồng thông tin không khách quan, dẫn tới nhiều quyết định sai lầm của cả ngành hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ với các BIỆN PHÁP hạn CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ của LIÊN BANG NGA đối với một số mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)