Tác động tới hàng thủy sản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ với các BIỆN PHÁP hạn CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ của LIÊN BANG NGA đối với một số mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 57 - 59)

2.3.1.1 Tác động của tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Có thể nói, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm có ảnh hưởng lớn nhất tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nga.

Năm 2010, Nga phát hiện 7 lô hàng thủy sản của Việt Nam nhiễm vi sinh vật. Sau nhiều lần cảnh báo mà phía Việt Nam vẫn khơng có cải thiện rõ rệt, tới tháng 4/2013, Nga bắt đầu áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Số doanh nghiệp bị cấm ngày càng nhiều và ngày 31/01/2014, cá tra Việt Nam coi như hết đường vào thị trường Nga. Khơng chỉ thị trường Nga đóng cửa với mặt hàng cá tra của Việt Nam mà các nước trong liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan cũng không mở cửa cho cá ba sa Việt Nam.

Mặc dù vậy, thị trường Nga vẫn được đánh giá là một thị trường tiềm năng lớn đối với xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam. Đặc biệt, từ tháng 20/10/2014, Nga tuyên bố áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm như: thịt lợn, thịt gà, mỡ và nội tạng động vật có nguồn gốc từ Châu Âu. Trước đó, Nga cũng đã áp đặt lệnh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cấm nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng như: Thịt, cá, hoa quả và rau có nguồn gốc từ các nước Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, và một số nước khác như Úc và Na Uy thì cơ hội cho việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Nga càng lớn.

Tháng 8/2014, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Nafiqad (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thông báo, Cục kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa rỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào Nga và Liên minh hải quan đối với 7 doanh nghiệp Việt Nam. Khi mở cửa trở lại cho một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nga cũng đồng thời cảnh báo phát hiện trên hàng thủy sản Việt Nam một số hóa chất kháng sinh bị cấm sử dụng (theo quy định của Nga) như: Oxytetracyline, Malachite Green/Leuco Malachite Green. Thêm vào đó, Nga đưa ra nhiều tiêu chí khắt khe hơn đối với hàng thủy sản Việt Nam. Để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn thực phẩm do Hội đồng Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan quy định, khối lượng mạ băng của sản phẩm từ các không được vượt quá 5% khối lượng tịnh, từ động vật giáp xác không được vượt quá 7% và từ động vật thân mềm không được vượt quá 8%.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn an tồn vệ sinh thực phẩm thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư cho dây chuyền sản xuất đạt chuẩn, công nghệ sản xuất tiên tiến và hệ thống giám sát, kiểm định theo kịp chuẩn quốc tế. Thêm vào đó là chi phí đào tạo, tập huấn sử dụng công nghệ, vận hành máy móc cho nhân cơng. Tất cả đều địi hỏi một lượng chi phí lớn, khiến cho chi phí sản xuất tăng lên, giá thành sản phẩm tăng và làm cho hàng thủy sản Việt Nam khó khăn trong việc cạnh tranh về giá cả so với hàng hóa khác tại Nga.

2.3.1.2 Tác động của thủ tục và quy trình cấp phép

Bên cạnh đó tiêu chuẩn an tồn vệ sinh, thủ tục và quy trình cấp phép phức tạp của Nga cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thậm chí, nhiều doanh nghiệp bị nản lịng trước rào cản này.

Vào 20/10/2014, đồn thanh tra của Liên bang Nga và Liên minh hải quan (Nga – Belarus – Kazakhstan) đã tiến hành thanh tra một số doanh nghiệp thủy sản

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

của Việt Nam đã từng xuất khẩu và đang đăng ký xuất khẩu thủy sản sang Nga. Kết quả là chỉ có 64 doanh nghiệp được xuất khẩu hàng hóa sang Nga (phụ lục 6). Sở dĩ như vậy là vì, 64 doanh nghiệp này vừa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, và hệ thống kiểm sốt an tồn dịch bệnh đạt chuẩn, vừa có hợp đồng thương mại với bên nhà nhập khẩu Nga. Vì khơng có hợp đồng với phía đối tác Nga mà 38 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mặc dù đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh nhưng vẫn phải chờ để được cấp phép xuất khẩu hàng hóa sang Nga.

Theo ý kiến của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), khó khăn liên quan tới thủ tục và quy trình cấp phép phức tạp là khó khăn chung của các cơng ty thương mại. Quy trình cấp phép khá là phức tạp:

 Đầu tiên, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ lên Cục quản lý chất lượng nông sản và thủy sản (Nafiqad)

 Nafiqad sẽ gửi công hàm cho đơn vị cấp phép bên Liên bang Nga

 Trong thời gian này, phía doanh nghiệp Việt Nam xin cấp phép phải có đối tác nhập khẩu ở Nga xác định đã có hợp đồng nhập khẩu thì mới thỏa mãn điều kiện cấp phép.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) một số GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ với các BIỆN PHÁP hạn CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ của LIÊN BANG NGA đối với một số mặt HÀNG XUẤT KHẨU của VIỆT NAM (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)