Các thành phần Số biến Nguồn
1. Năng lực marketing
Đáp ứng khách hàng 3 Thọ & Trang (2009) Chất lượng quan hệ 3 Thọ & Trang (2009) Phản ứng với đối thủ 3 Thọ & Trang (2009) Thích ứng với mơi trường vĩ mơ 3 Thọ & Trang (2009) 2. Năng lực thích nghi 5 Zhou & Li (2010) 3. Năng lực sáng tạo 3 Keh và cộng sự (2007) 4. Năng lực định hướng học hỏi 5 Sinkula và cộng sự (1997) 5 Năng lực định hướng kinh
doanh
Năng lực chủ động 2 Thọ & Trang (2009) Năng lực mạo hiểm 2 Thọ & Trang (2009) 6. Thương hiệu doanh nghiệp 3 Bùi Quang Tuyến (2015) 7. Lợi thế cạnh tranh 5 Tác giả đề xuất
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trên cở sở thang đo nháp đề xuất tại Bảng 1.2, tác giải đã thực hiện phỏng vấn nhóm với các chuyên gia như sau:
Khi hỏi về các thành phần của năng lực động mà tác giả tham khảo từ các nghiên cứu trước, Phó Giám đốc khối sản xuất, cho rằng ‘‘Trong một thị trường lọc hóa
dầu cạnh tranh như hiện nay mà hoạt động kinh doanh cịn chịu ảnh hưởng của mơi trường bên ngoài doanh nghiệp như pháp luật – chính trị - xã hội, thì một khi có biến động tất cả doanh nghiệp trong ngành sẽ bị tác động. Việc chúng ta cần làm để tồn tại và phát triển cạnh tranh mạnh hơn đối thủ là phải chú trọng xây dựng, tích lũy cả tiềm lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài các lợi thế về quy mô Công ty, quy mô nhà máy, chất lượng sản phẩm, chuỗi cung ứng tối ưu thì bảy năng lực động tác giải đề cập là phù hợp với tình hình Cơng ty hiện tại.’’
16
Khi hỏi về các thành phần năng lực động, anh Trưởng Ban kinh doanh cho rằng
‘‘Tôi nghĩ rằng khi Công ty tham gia thị trường lọc hóa dầu, thương hiệu doanh nghiệp là nhân tố quan trọng, là bước đầu tạo ấn tượng với đối tác khách hàng. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu, mong muốn của khách hàng sẽ gắn liền với khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm, khả năng học hỏi, sáng tạo sản phẩm mới, công nghệ mới, cách thức làm việc mới; xây dựng được mối quan hệ tốt giữa Cơng ty với đối tác, khách hàng, chính quyền, tạo dưng lợi thế cạnh tranh sẽ giúp Công ty chiếm ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh; Do đó, tác giả nên nghiên cứu sâu các thành phần thương hiệu doanh nghiệp, đáp ứng khách hàng, chất lượng quan hệ, lợi thế cạnh tranh’’.
Khi hỏi về hoạt động Marketing của Công ty, anh chuyên viên Marketing cho rằng
‘‘Công ty nên kết hợp Ban kinh doanh với bộ phận marketing của công ty trong chiến lược marketing. Công ty cần kết hợp giữa sản xuất, kinh doanh và quảng quá sản phẩm, để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động Marketing’’.
Khi hỏi về các thành phần năng lực động, anh Trưởng Ban Thương mại và Dịch vụ cho rằng ‘‘Tôi nghĩ rằng năng lực định hướng kinh doanh, lợi thế cạnh tranh,
thương hiệu doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ hiện nay’’.
Khi phỏng vấn, chị quản lý nguồn nhân lực cho rằng: ‘‘Theo tôi, nguồn nhân lực là
tài nguyên quý giá của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao thì doanh nghiệp đó cần phải chủ trọng năng định hướng học hỏi và năng lực sáng tạo’’.
Khi phỏng vấn, anh Phó Ban Kinh tế Kế hoạch cho rằng ‘‘Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp nào có khả năng thích nghi nhanh trước biến động mơi trường kinh doanh, nhanh chóng đưa ra kế hoạch, chiến lược mới để hoàn thành mục tiêu kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có năng lực định hướng kinh doanh tốt, chấp nhận mạo hiểm và chủ động đối đầu với thách thức, khó khăn’’.
17
Sau khi trao đổi với các chuyên gia, tác giả tiến hành chỉnh sửa, đưa ra bảng câu hỏi chính thức, tác giả đề xuất các thang đo chính thức đo lường 7 thành phần và 37 biến quan sát.
* Thang đo thành phần năng lực marketing