Lịch sử hìnhthành và phát triển của ODA Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 26 - 32)

Cũng giống như hầu hết các nước phát triển tiến hành hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức, ODA của Nhật Bản cũng có nguồn gốc từ việc bồi thường chiến tranh và nối lại quan hệ hữu nghị giữa các nước sau thế chiến thứ 2. Đặc biệt là sau khi nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển thì hoạt động viện trợ cho các nước đang và chậm phát triển ngày càng được đẩy mạnh. Nhật Bản luôn nằm trong những nước viện trợ ODA nhiều nhất trên thế giới. Trong niên khóa năm 2017, dự tốn ODA Nhật Bản là khoảng 552,7 tỷ Yên.

Từ lúc được hình thành cho đến ngày nay, ODA của Nhật Bản được chia thành 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1945-1976: Đây là giai đoạn hình thành và bắt đầu phát triển của

Ban đầu, Nhật Bản bắt đầu từ việc bồi thường chiến tranh song song với hoạt động hợp tác quốc tế sau đó dần dần mở rộng ra hoạt động cho vay bằng đồng Yên. Năm 1961, Nhật Bản trở thành một trong những thành viên sáng lập nên ADC. Ngồi ra, Nhật Bản cũng đóng vai trị quan trọng trong việc sáng lập nên Ngân hàng Phát triển Châu Á. Từ năm 1960-1970, Nhật Bản không ngừng tăng lượng viện trợ cho các quốc gia và phát triển hệ thống viện trợ trở nên đa dạng hơn. Năm 1976, tổng vốn viện trợ của Nhật Bản lên đến 1,1049 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với năm 1964 (115,8 triệu USD).

Giai đoạn 1977-1991: Đây là giai đoạn mở rộng các nước nhận vốn ODA

Sau khi hoàn thành việc bồi thường chiến tranh, năm 1978 Nhật Bản bắt đầu tăng gấp đơi lượng viện trợ ODA. Chính vì vậy, cuối thập niên 70 và suốt năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 về viện trợ trong DAC. Đặc biệt là năm 1986, Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ 2. Khác với giai đoạn đầu, thời gian này Nhật Bản bắt đầu mở rộng khu vực viên trợ ra ngoài các nước châu Á sang các nước châu Phi, Mỹ Latinh và các nước Trung Đông. Năm 1977, nguồn viện trợ của Nhật Bản cho Trung Đông chiếm 24,7% tổng ODA của nước này.

Giai đoạn 1992-2002: Giai đoạn có sự thay đổi trong chính sách và quan điểm

về ODA của Nhật Bản.

Tháng 6/1992, Hiến chương ODA được cơng bố. Theo đó, Nhật Bản đưa ra các chính sách và quan điểm về ODA từ trung hạn đến dài hạn:

Một là, ODA Nhật Bản xuất phát từ tính nhân đạo.

Hai là ODA Nhật Bản hìnhthành và phát triển dựa trên mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Nhật Bản và các quốc gia nhận viện trợ.

Ba là ODA Nhật Bản ưu tiên cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Bốn là Nhật Bản coi trọng việc giúp đỡ của các quốc gia đang và chậm phát triển trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn 2003 đến nay: Giai đoạn với những sự thay đổi trong hiến chương

ODA để đáp ứng được thách thức của thời đại.

Ngày 29 tháng 8 năm 2003, lần đầu tiên sau 11 năm công bố Hiến chương ODA, Nhật Bản đã tiến hành sửa đổi một số điều lệ. Trong kỉ nguyên mới, Nhật Bản với vai trị là một quốc gia đóng góp tích cực trong hoạt động viện trợ sẽ tiếp

tục ưu tiên mục tiêu đảm bảo hịa bình,ổn định và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế dựa trên quan điểm “ Đóng góp tiên phong vào hịa bình” và ngun tắc hợp tác quốc tế. Đây cũng là thời điểm mà các hoạt động ODA của Nhật Bản cần tiếp tục phát triển để tăng cường vai trị là một đối tác bình đẳng của các nước đang phát triển trong nỗ lực chung nhằm giải quyết những thách thức. Trong điều lệ “Hợp tác Phát triển cho hịa bình, thịnh vượng và một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”, những chính sách cơ bản đó là: (1) Đóng góp vào hịa bình và thịnh vượng thông qua hợp tác phi quân sự; (2) Tăng cường bảo vệ con người; (3) Hợp tác nhằm phát triển tự lực thông qua việc hỗ trợ cho sự tự nỗ lực cũng như đối thoại và hợp tác dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn của Nhật Bản.

Những chính sách ưu tiên của Nhật Bản trong giai đoạn này là: (1) “ Tăng trưởng chất lượng” và xóa đói giảm nghèo

(2) Chia sẻ các giá trị chung và thực hiện một xã hội hịa bình và an tồn (3) Xây dựng một cộng đồng quốc tế bền vững thông qua nỗ lực các nước để giải quyết những thách thức tồn cầu.

Để đạt được sự hợp tác hiệu quả thì phải dựa trên các nguyên tắc:Nguyên tắc tiếp cận chiến lược, nguyên tắc hợp tác dựa trên các thế mạnh của Nhật Bản và ngun tắc đóng góp tích cực vào các cuộc thảo luận quốc tế.

Đến tháng 2 năm 2015, nội các Nhật Bản đã thông qua hiến chương mới về viện trợ nước ngồi, trong đó lần đầu tiên cho phép sử dụng ODA để hỗ trợ các lực lượng quân sự nước ngoài trong các chiến dịch phi chiến đấu, bao gồm cứu trợ thiên tai và các hoạt động của lực lượng tuần duyên.

Qua một chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển, ODA Nhật Bản đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia đang và chậm phát triển trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Dưới đây là biểu đồ thể hiện dự toán ODA của Nhật Bản từ năm 2006 đến năm 2017.

Hình 1.1. Dự tốn ODA Nhật Bản từ năm 2006- 2017

( Đơn vị: Trăm triệu Yên)

Nguồn: Japan's ODA Budget, Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Quan sát từ trên biểu đồ, ta thấy được lượng ODA của Nhật Bản trong giai đoạn 2006 đến nay có xu hướng giảm nhẹ. Trước năm 2006, Nhật Bản từng có thời gian vượt qua Mỹ trở thành nước cung cấp ODA lớn nhất thế giới. Năm 2005,Nhật Bản tiếp tục là nhà viện trợ lớn thứ 2 sau Mỹ với lượng ODA là 786.2 tỷ Yên. Tuy nhiên bước sang năm 2006, lượng viện trợ nước ngồi của Nhật đã giảm 9,1% xuống cịn 759.7 tỷ n và chỉ xếp vị trí thứ 3 sau Mỹ và Anh. Trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản đang lầm vào suy thoái, các doanh nghiệp đang giảm chi, giảm vay nợ, các hộ gia đình thắt chặt chi tiêu, nợ cơng tăng lên mức 250% GDP, tình trạng giảm phát vẫn tiếp tục diễn ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế gần như bằng 0 thì Nhật Bản cũng đang xem xét và thay đổi chính sách viện trợ của mình.

Bảng 1.1.Tỷ trọng của ODA trong GNI của Nhật Bản và trong tổng lượng ODA của ADC giai đoạn 2006-2015.

( Đơn vị %) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷlệ ODA/GNI 0.25 0.17 0.19 0.18 0.2 0.18 0.17 0.22 0.2 0.21 Tỷ trọng ODA Nhật Bản trong ADC 10.7 7.4 7.9 7.9 8.6 8.3 8.3 8.5 6.9 7

Nguồn: Japan’s ODA in Terms of Disbursement, Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Từ năm 2006 – 2015, tỷ trọng ODA/ GNI của Nhật Bản biến động liên tục nhưng nhìn chung thì vẫn có xu hướng giảm, cụ thể là giảm từ 0.25% năm 2006 xuống còn 0.21% năm 2015. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn viện trợ của Nhật bản trong ADC cũng giảm từ 10.7% năm 2006 xuống 7% năm 2015.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự biến động lượng ODA (tổng/ ròng) của một số quốc gia phát triển và Nhật Bản:

Hình 1.2.Sự biến động lượng ODA (tổng) của một số quốc gia phát triển và Nhật Bản

Hình 1.3. Sự biến động lượng ODA(ròng) của một số quốc gia phát triển và Nhật Bản

Nguồn: Japan’s ODA in Terms of Disbursement, Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Về tổng lượng ODA cung cấp ra nước ngồi thì từ năm 2006 đến năm 2013, Nhật Bản vẫn xếp thứ 2 thế giới sau Hoa Kì. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở đi, vị trí của Nhật Bản đã bị giảm xuống thứ 4. Về lượng ODA rịng thì trong giai đoan từ 2006-2015, Hoa kì vẫn là quốc gia đứng vị trí thứ nhất cịn Nhật Bản chỉ đứng ở vị trí thứ 5 thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã làm rõ được những lý luận cơ bản về ODA, những mục tiêu chung về phát triển KT-XH ngay từ lúc ra đời của ODA và đưa ra những tiêu chí để đánh giá về sự phát triển KT-XH thơng qua các mục tiêu đó. Đồng thời, chương 1 cũng đã nêu ra được những nét khái quát nhất về lịch sử hình thành và phát triển của ODA Nhật Bản.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN ĐẾN KINH TẾ- XÃ HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)