Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 56 - 58)

2.2. Thực trạng ảnh hưởng của nguồn vốn ODA Nhật Bản đến nền kinh tế-xã

2.2.3. Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước

ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực thể chế nhà nước thơng qua các chương trình hỗ trợ cơng cuộc cái cách pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thơng lệ quốc tế. Trong lĩnh vực phát triển thể chế ODA hỗ trợ việc nghiên cứu để xây dựng luật và các văn bản dưới luật. Cho đến hiện tại, viện trợ Nhật bản Nhật Bản đã hỗ trợ cho việc đào tạo nhân lực ngành luật, liên tục trong vòng 15 năm kể đồng thời hỗ trợ cho việc sửa đổi luật mà khởi đầu là luật Thương mại, luật Dân sự. Nhật Bản cịn phối hợp với các chương trình đào tạo của Văn phịng Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ nâng cao năng lực thực thi chính sách của chính quyền trung ương Đảng và thông qua việc tăng cường năng lực của Ban Thư ký Quốc hội để hỗ trợ những cải tiến của cơ quan lập pháp. Ngồi ra, thơng qua chương trình nâng cao năng lực đào tạo của Trường Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực cấp cao. Việc thực hiện sáng kiến chung Nhật-Việt đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam thơng qua việc giảm bớt thủ tục hành chính, nỗ lực chống tham nhũng, hiệu quả thực thi pháp luật….

Mức độ hiệu quả của quản lý nhà nước là một mối quan tâm chung của các quốc gia trên thế giới. WB đã đưa ra 6 chỉ tiêu đo lường mức độ quản lý quốc gia đó là Tự do ngơn luận và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability), Sự ổn định chính trị và khơng bạo lực (Political Stability and Absence of Violence), Hiệu quả của Chính phủ (Government Effectiveness), Chất lượng pháp lý (Regulatory Quality), Tính chi phối của luật pháp (Rule of Law), Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption).

Dưới đây là biểu đồ thể hiện vị trí xếp hạng của Việt Nam theo từng tiêu chí qua các năm (vị trí 100 là cao nhất, 0 là thấp nhất).

Hình 2.7. Mức độ quản lý của Chính phủ

Nguồn: Worldwide Governance Indicators (WGI), World Bank Quan sát biểu đồ, có thể thấy xếp hạng của Việt Nam theo từng yếu tố hầu như đều tăng qua các năm. Chỉ có duy nhất xếp hạng về ổn định chính trị năm 2015 là có giảm so với năm 2006.

Dưới đây là dự án tiêu biểu cho hoạt động hỗ trợ thực thi pháp luật của Nhật Bản dành cho Việt Nam.

JICA và hỗ trợ thực thi luật sở hữu trí tuệ (2012)

Trong bối cảnh Luật Sở hữu trí tuệ chưa thực sự được triển khai đúng mức, do sự thiếu năng lực cũng như thiếu sự phối hợp giữa các bên có liên quan, sáng kiến chung Việt-Nhật, Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) Việt-Nhật đều nhận định rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung quan trọng, và yêu cầu cần phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới là hết sức cấp thiết. Trước năm 2012, JICA cũn đã phối hợp với cục Sở hữu trí tuệ thực hiện hai sự án đó là dự án “Hiện đại hóa cơng tác quản trị sở hữu cơng nghiệp” (2000-2004) và dự án “Sử dụng thơng tin sở hữu trí tuệ” kéo dài đến tháng (2009). Để tăng cường bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn tiếp theo, năm 2012 JICA cùng bộ Khoa học và Công nghệ cùng phối hợp thực hiện “Dự án tăng cường bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ” với các nhiệm vụ chính là:

(1) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho Cục Sở hữu Trí tuệ và các cơ quan bảo hộ và thực thi quyền SHTT tại Việt Nam;

(2) Tăng cường công tác điều phối giữa Cục SHTT và các cơ quan thực thi, bao gồm cả việc cải thiện hệ thống thu thập và cung cấp thông tin giữa Cục SHTT và các cơ quan thực thi có liên quan, và

(3) Nâng cao nhận thức công chúng về lĩnh vực này.

Các hoạt động chủ yếu được tiến hành như giáo dục tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, chun mơn, am hiểu về quyền sở hữu trí tuệ, và tăng cường năng lực thực hành của cán bộ thuộc Cục Sở hữu Trí tuệ (NOIP) thuộc Bộ Khoa học và Cơng nghệ. Năm 2015, JICA đã triển khai hệ thống thu thập - cung cấp thông tin giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ và NOIP, đồng thời xây dựng giáo trình tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của tài sản trí tuệ cho trẻ em để giáo dục tuyên truyền phổ biến quyền sở hữu trí tuệ, cũng như tăng cường các hoạt động truyền thông với sự hỗ trợ của báo giới.

Ngồi ra, một điểm mới trong chính sách viện trợ tăng cường quản lý nhà nước của Nhật Bản đó là Nhật Bản cho phép sử dụng ODA hỗ trợ hoạt động quân sự với mục đích phi chiến tranh, cứu hộ, cứu nạn, xây dựng cơ sỏ hạ tầng, bảo vệ bờ biển… Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam 6 con tàu tuần tra trong gói viện trợ an ninh hàng hải. Tác dụng của gói viện trợ này là chống tội phạm quốc gia của quốc gia, tăng cường khả năng phản ứng với loại tội phạm có tổ chức và khủng bố, buôn lậu hoặc tương tự bao gồm cả việc buôn bán ma túy. Dự án này sẽ đóng góp vào việc tăng cường sự ổn định xã hội của hoạt động duy trì và quản lý của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)