3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của ODA Nhật Bản cho sự phát triển
3.3.7. Có tư duy mới về quan hệ đối tác
Trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì nhóm 6 Ngân hàng phát triển sẽ bắt đầu cắt giảm dần các ưu đãi ODA dành cho Việt Nam. Cụ thể, từ 7/2017 Việt Nam sẽ được hưởng ít ưu đãi từ các khoản vay ưu đãi từ WB và phải hướng tới việc sử dụng số tiền này để cải thiện các điều kiện thị trường, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ ngừng một phần ưu đãi gói viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, Nhật Bản mặc dù vẫn cho Việt Nam vay ODA với lãi suất ưu đãi đến năm 2030 nhưng lãi suất sẽ tăng lãi suất lên. Các nhà tài trợ sẽ không đưa ra cam kết lượng vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo năm như trước đây mà có thể đưa ra cam kết bất cứ lúc nào trong năm bới các bên đều quan tâm đến hiệu quả đầu ra hơn là việc huy động nguồn lực đầu vào.
Nhà tài trợ không chỉ đơn thuần là bên cung cấp viện trợ mà còn là đối tác thương mại và đối tác để đối thoại chính sách, chia sẻ các kinh nghiệm, bài học về vấn đề phát triển KT-XH. Chúng ta cần phải tăng chiều sâu của nội dung các cuộc đối thoại chính sách và tăng phạm vi ảnh hưởng của các bên vào quá trình phát triển.
Cần phải chủ động tham gia xây dựng chiến lược phát triển với từng đối tác phát triển như nhóm 6 Ngân hàng phát triển và các quốc gia cung cấp viện trợ. Trong từng chiến lược tương ứng với từng đối tác thì phải xác định được mục tiêu viện trợ là gì, các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ cũng như các chương trình dự án cụ thể.
Trong bối cảnh khi viện trợ khơng hồn lại và vay ưu đãi đang giảm dần thì Việt Nam cần ưu tiên lựa chon những đối tác cung cấp hỗ trợ kĩ thuật và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của hai bên để hỗ trợ cho sự phát triển KT-XH.
Cần phải phát triển mối quan hệ đối tác theo hướng tăng cường hơn vào ý tưởng, tri thức và giải pháp phát triển. Để có thể thực hiện được thay đổi này, ODA cần phải bao hàm được đầy đủ các yếu tố về ý tưởng, kiến thức và tài chính.
Vì quan hệ giữa Việt Nam và nhà tài trợ đang chuyển từ quan hệ đối tác viện trợ sang đối tác thương mại nên Việt Nam thì mối quan hệ hai bên trở nên bình đẳng nên cần phải càng có sự chủ động trong việc đàm phán các điều kiện, quản lý và thực hiện dự án, không cần phải tiếp nhận ODA khơng có kế hoạch mà phải nghiên cứu kĩ lợi và hại, các điều kiện ràng buộc trước khi tiếp nhận.