3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của ODA Nhật Bản cho sự phát triển
3.3.3. Cải thiện hệ thống cung cấp thông tin và công tác đánh giá, thanh tra,
giám sát các dự án ODA
Một trong những yếu tố khiến các dự án ODA không đạt được hiệu quả cao đó là do cơng tác thanh tra và giám sát của các ban quan lý còn tiến hành quá sơ sài, chưa được chú trọng cao dẫn điến tình trạng thiếu minh bạch, tham nhũng và thất thốt. Vì vậy trong giai đoạn tới cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tiến hành một cách nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và báo cáo
kết thúc dự án. Đồng thời phải thực hiện kiểm toán các dự án theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, hài hòa hệ thống báo cáo, giám sát và đánh giá giữa các nhà tài trợ
với nhau và giữa các nhà tài trợ với Chính phủ Việt Nam. Hiện nay, cách thức đánh giá với từng nhà tài trợ khác nhau vẫn cịn những khác biệt nhất định. Nếu có nhiều nhà tài trợ cho cùng một dự án thì việc đánh giá có thể xẩy ra những sai sót gây ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Do đó, cần có sự thống nhất giữa các phương thức đánh giá, giám sát, chỉ tiêu đánh giá giữa Việt Nam với nhà tài trợ cũng như giữa các nhà tài trợ với nhau.
Thứ ba, xây dựng một hệ thống biểu mẫu báo cáo riêng cho từng lĩnh vực cụ
thể để phục vụ cho quá trình giám sát, đánh giá và theo dõi dự án. Vì với những lĩnh vực khác nhau như xây dựng cơ sở hạ tầng hay các dự án an sinh xã hội hoặc là cải cách thể chế thì những tiêu chí đánh giá, thanh tra có sự khác biệt rất lớn nên việc xây dựng hệ thống chỉ số riêng, biểu mẫu riêng cho từng lĩnh vực là thực sự cần thiết và cấp bách.
Thứ tư, hiện đại hóa và minh bạch hóa cơng tác báo cáo bằng cách tăng
cường tỷ trọng cơng nghệ thơng tin cho hoạt động này. Nhìn từ thành cơng của Malaysia trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác báo cáo và đánh giá dự án thì Việt Nam cũng nên học hỏi và từng bước áp dụng để hoạt động thanh tra, giám sát được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và đạt được hiệu quả cao .